Kinh nghiệm của TrungQuốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

Trung Quốc đã chủ động đẩy nhanh quá trình thực hiện cam kết WTO để

gây áp lực, buộc khu vực nhà nước phải cải cách.

Sự “lột xác” của một số tập đoàn nhà nước ở Trung Quốc để trở thành những công ty có tính cạnh tranh toàn cầu là một kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam.

Đầu tiên, doanh nghiệp của Trung Quốc được phép hoạt động với cơ chế

tương tự như những đối thủ cạnh tranh của chúng trong khu vực tư nhân. Những doanh nghiệp thành công nhất đã từ bỏ chế độ tuyển dụng nhân sự cũ, thay vào

đó là một hệ thống nhân sự mới gần gũi hơn với thông lệ trên thị trường.

Từ những doanh nghiệp chủ yếu là kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, Trung Quốc đã tái cấu trúc lại vốn để sản xuất trong nội địa, và nhờ vậy thu hút

được một số nhà quản trị tài ba từ khu vực tư nhân. Một nhân tố bổ sung nữa là với quy mô của một thị trường nội địa ở Trung Quốc rất phát triển nên ngay cả

những công ty nhà nước cũng phải cạnh tranh.

Các cơ quan điều tiết của Trung Quốc ý thức rất rõ giá trị của việc duy trì cạnh tranh và đã thi hành những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng cấu kết giữa các doanh nghiệp nhà nước như vẫn thường xảy ra ở Việt Nam.

Thứ hai, một số tập đoàn ở Trung Quốc đã chấp nhận sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược quốc tế, và nhờ đó đã mời được những nhà quản lý đẳng cấp quốc tế vào hội đồng giám đốc.

Các NHTM của Trung Quốc, như Ngân hàng Công thương (ICBC), có chiến lược hoàn toàn khác. ICBC bán 10% cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược với giá bằng 1/3 thậm chí 1/4 giá thị trường, nhưng sau đó, với sự đóng góp của các đối tác này, giá cổ phiếu của ICBC đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một năm, làm lợi cho cả nhà nước và các cổđông nhỏ.

TQ hiện nay là 1 cường quốc số một về ngành dệt may của thế giới. Hiện nay TQ đang tái cấu trúc lại vốn để chiếm lĩnh thị trường về hàng hóa xuất khẩu dệt may hàng sinh thái, bảo vệ môi trường cho ngành dệt may trên thề giới và trong nước, hình thành chuỗi giá trị cung ừng hàng dệt may trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)