Tài sản cố định của doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 - 70)

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp mà

đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngành dệt may công nghiệp gồm có nhà xưởng, máy móc trang thiết bị ở các khâu: cắt, may, dệt, đóng gói bao bì…

Các loại tài sản cố định: được sắp xếp thành từng loại, từng nhóm theo những đặc điểm nhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định. Hiện nay tài sản cố định thường được phân ra theo các đặc trưng sau:

- Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

- Theo quyền sở hữu: Tài sản cốđịnh tự có và tài sản cốđịnh đi thuê.

- Theo công dụng: Tài sản cốđịnh dùng cho sản xuất kinh doanh, tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, tài sản cốđịnh bảo quản hộ.

Đặc điểm của tài sản cốđịnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

+ Tài sản cốđịnh hữu hình:

Qua khảo sát một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tài sản cố định hữu hình của ngành dệt may chủ yếu ở hai dạng sau:

Máy móc, thiết bị: Giá trị tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp trong ngành chiếm khoản 20% - 30% tổng tài sản. Tỷ lệ

hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp ngành Bất động sản, vận tải biển, vận tải bộ, ngành sắt thép, ngành thủy sản …

Có thể lý giải nguyên nhân của vấn đề này là vì do tính chất phụ

thuộc vào hàng gia công, lệ thuộc vào đơn đặt hàng của nước ngoài, đơn đặt hàng không ổn định,… dẫn đến việc đầu tư mạnh vào tài sản cố định sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp dệt may ở

Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Một đặc điểm khác của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là phần lớn máy móc, tài sản của các doanh nghiệp đã lạc hậu, năng suất kém, không đáp ứng được các yêu cầu của các khách hàng lớn có những yêu cầu cao cho sản phẩm của họ.

Bất động sản: Một đặc điểm đáng chú ý đối với các doanh nghiệp dệt may Tp.Hồ Chí Minh cũng như trên toàn quốc là giá trị bất động sản thường rất lớn nhưng giá trị bất động sản này chưa được tính trong cơ cấu tài sản của công ty. Điều này có thể

vì các nguyên nhân sau:

i. Các doanh nghiệp dệt may đã cổ phần hoá trong giai đoạn thị trường bất động sản chưa phát triển, do đó giá trị này

được định giá rất thấp.

ii. Một số doanh nghiệp dệt may có bất động sản là tài sản thuê dài hạn của nhà nước chứ không phải là tài sản của công ty. Tuy nhiên, theo quy định của nhà nước, tùy trường hợp, các doanh nghiệp dệt may có thể mua lại tài sản này làm tài sản của doanh nghiệp.

+ Tài sản cốđịnh vô hình:

Cũng như tài sản hữu hình, tài sản vô hình của các doanh nghiệp dệt may hầu như chưa được thể hiện đầy đủ trong giá trị doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả, tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp dệt may được thể hiện ở ít nhất 2 khía cạnh sau:

• Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp của các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam chưa cao do đặc điểm hoạt động chủ yếu dựa vào gia công của mình nên giá trị thương hiệu là không cao.

• Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp: Mặc dù khả năng quản lý của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cải thiện nhiều nhưng theo thực tế là doanh nhân chúng ta chỉ bước ra ngoài thực sự trong vòng 10 năm nay, từ khi chúng ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực, tổ

chức quốc tế như Asean, WTO nên thời gian chưa nhiều để có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn dệt may

chưa đào tạo kịp các nhân sự quản lý chất lượng cao của ngành dệt may hội nhập.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 - 70)