Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 71 - 73)

Doanh nghiệp có thể chọn một cấu trúc vốn hợp lý tùy theo điều kiện kinh tế khác nhau. Không có một cấu trúc vốn tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp tùy theo điều kiện mà có thể chọn ra cho mình một cấu trúc vốn phù hợp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi phù hợp khi điều kiện kinh tế thay đổi. Dưới đây là cấu trúc vốn một vài công ty điển hình ở Mỹ và Việt Nam.

- Ở Mỹ: Công ty Chrysler Corporation có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên đến 70% trong khi Microsoft có tỷ lệ này rất ít và gần như không vay nợ.

- Ở Việt Nam: Trong khi công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long có tỷ lệ

nợ trên vốn chủ sở hữu lên đến 95% thì công ty nhựa Bình Minh có tỷ

lệ này ở mức 20%

- Về ngành dệt may TpHCM: Tỷ lệ này cũng khác nhau ở các công ty khác nhau. Trong khi công ty dệt Thành Công có tỷ lệ này lên đến 70% thì công ty May Sài Gòn là 50% và công ty may Gilimex là 20%. Chính sách cấu trúc vốn liên quan đến sự đánh đổi (trade-off theory) giữa lợi nhận và rủi ro. Vì vậy một cấu trúc vốn hợp lý là một cấu trúc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho đạt được mục tiêu cao nhất là tối đa hoá EPS và giá chứng khoán của công ty.

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của công ty dệt may Việt Nam

(1) Rủi ro kinh doanh của công ty: Nợ vay cao sẽ càng gia tăng rủi ro cho công ty, nếu ngành nghề kinh doanh của công ty có mức độ rủi ro cao thì nợ vay càng ít càng tốt.

Rủi ro của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là rủi ro về thị

trường xuất khẩu. Năm 2008, hàng loạt doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã phải tạm ngừng sản xuất do không có đơn hàng xuất khẩu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phá sản nếu doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay cao. Ví dụ, năm 2008, công ty dệt may Thành Công có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đến 75%, điều này đã làm cho giá cổ phiếu công ty xuống 5.000 đồng trên cổ phiếu vào tháng ba năm 2008, chỉ

bằng 50% mệnh giá và thắp hơn giá trị thuần trên cổ phiếu.

(2)Vị trí thuế của công ty: Một lý do chính của việc vay nợ là được khấu trừ thuế. Lãi vay sẽ được khấu trừ làm giảm thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên, nếu công ty được giảm, miễn thuế thì điều này không có ý nghĩa.

Doanh nghiệp dệt may là một trong những đối tượng chính trong chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ năm 2008. Đây cũng là nguyên nhân khách quan kích thích đẩy tỷ lệ nợ vay của các doanh nghiệp trong ngành lên rất cao. Tuy nhiên năm 2010, tỷ lệ này đã giảm mạnh ở một số doanh nghiệp như may Nhà Bè, May Sài Gòn, may Gilimex… đây cũng là những doanh nghiệp tốt, có tình hình tài chính lành mạnh nhất trong ngành.

(3) Khả năng huy động vốn của công ty: Nếu công ty có khả năng huy

động vốn một cách thuận lợi trong điều kiện kinh tế khó khăn thì là một thuận lợi. Chúng ta biết rằng một nguồn cung vốn ổn định là cần thiết cho hoạt động ổn định và lâu dài của công ty. Khi chính sách tiền

tệ thắt chặt hoặc khi công ty trải qua một giai đoạn khó khăn thì một bảng cân đối tài chính lành mạnh sẽ giúp cho công ty huy động vốn thành công từ cổđông hoặc từ các tổ chức tài chính.

Thực tế ngành công nghiệp dệt may trong những năm gần đây cho thấy rằng, trong điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng huy động vốn thành công từ cổ đông của doanh nghiệp dệt may là ở mức trung bình kém. Thậm chí một số doanh nghiệp không thể huy động được vốn từ cổ đông như công ty dệt Khatoco là một ví dụ.

(4) Khả năng quản lý: Những nhà quản trị trẻ, năng động thường chấp nhận một mức rủi ro cao hơn những nhà quản trị khác. Do đó họ cũng sẵn sàng chấp nhận một mức nợ vay cao hơn.

(5) Tốc độ tăng trưởng GDP: Tiêu dùng sẽ tăng khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Khi kinh tế tăng trưởng thì số lượng việc làm và thu nhập của người tiêu dùng cũng sẽ tăng, các công ty thường có khuynh hướng tăng vay nợ trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, huy động vốn chủ sở hữu có khuynh hướng tăng cao hơn vay nợ

khi thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

(6) Lãi suất: Lãi suất cao sẽ làm chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cao. Điều này sẽ tác động xấu đến lợi nhuận và giá cổ phiếu của công ty. Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng làm cho khả năng thành công của việc huy động vốn chủ của công ty giảm đi.

(7) Tỷ giá: Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến quyết định cấu trúc vốn ở

nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu doanh thu, thị trường tiêu thụ,… Tỷ giá hối đoái tăng có thể làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu, trong trường hợp này công ty có thể gia tăng nợ vay bằng

đồng nội tệ. Tuy nhiên, tỷ giá tăng có thể làm tăng lãi suất đồng nội tệ

và làm tăng chí phí vốn cho doanh nghiệp.

(8) Thị trường thế giới: Kinh tế thế giới tăng trưởng sẽ góp phần làm tăng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các yếu tố này xác định cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng

điều kiện hoạt động khác nhau có thể gây ra cấu trúc vốn khác nhau với mục tiêu khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 71 - 73)