Giải pháp về phía Nhàn ước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 93 - 96)

Chính sách đất đai

Trước mắt, để phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may lên 60% như mục tiêu chiến lược của Nhà nước đề ra, giải pháp về phía Nhà nước phải tiến hành:

Đưa chính sách đất đai vào cuộc sống, để xây dựng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phụ trợ chuyên về sản xuất vải, sợi, dệt, nhuộm cho ngành dệt may.

Chính phủ thực hiện sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết số

15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) phục vụ cho vùng trồng nguyên liệu ngành dệt may từ 2003 – 2010 để tìm ra nguyên nhân, vướng mắc tại sao đến nay nghị quyết này vẫn chưa đi vào cuộc sống, kiểm điểm các nội dung sau đây:

- Miễn thuế SDĐNN trong hạn mức cho từng vùng đối với hộ nông dân, hộ

nông trường viên, xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp.

- Miễn thuế SDĐNN đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn.

- Giảm 50% số thuế SDĐNN ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của đối tượng không thuộc diện được miễn thuế nêu trên và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên và hộ sản xuất nông nghiệp khác. Xây dựng lộ trình thực hiện nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010, về việc miễn giảm thuế SDĐNN phục vụ cho vùng trồng nguyên liệu ngành dệt may từ năm 2011 đến hết 2020 như sau:

- Miễn thuế đối với: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo; diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng (gồm: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán

ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh

để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền góp đất của mình để

- Giảm 50% số thuế ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thuộc diện được miễn thuế SDĐNN trong hạn mức11.

- Qua đó, chúng ta thấy rằng chính sách đất đai, đặc biệt là chính sách thuế

SDĐNN rất ưu đãi, là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu trong nước phục vụ trực tiếp cho ngành dệt may. Hơn thế, nông dân Việt Nam vốn có truyền thống kinh nghiệm trong việc trồng bông vải cũng như sản xuất các hàng tơ tằm truyền thống, và đây cũng là đặc trưng riêng của ngành Dệt may Việt Nam.

Chính sách thuế

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thì “thu nhập từ trồng trọt,…” của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã hiện nay được miễn thuế. Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp khác thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ

theo quy định và đăng ký, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai được hưởng ưu đãi thuế như sau:

- Hoặc hưởng ưu đãi về thuế suất: với thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm nếu Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn12; ưu đãi thuế với thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm nếu Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn13.

- Hoặc hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo

đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đồng thời luật thuế thu nhập cá nhân cũng qui định “Thu nhập của hộ gia

đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp,… chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường” cũng

được miễn thuế.

Chính sách thuế giá trị gia tăng hiện nay cũng miễn thuế đối với sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; khi xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.

Điều này có nghĩa chính sách thuế hiện nay đối với các vùng nguyên liệu (bông vải) phục vụ cho ngành dệt may rất ưu đãi, thêm vào đó vùng đất Việt Nam rất thuận lợi để phát trển loại nguyên liệu này.

11

Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế SDĐNN.

12 Xem Phụ lục III.1

13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, miễn thuế đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, các nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu có thời hạn nộp thuế đến 275 ngày (quá thời hạn trên doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm sẽ được hoàn thuế nhập khẩu cho số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu), tạo điều kiện thuận lợi về

vốn sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng Dệt May xuất khẩu tại Việt Nam.

Tiếp tục vận dụng và phổ biến rộng rãi cho các nhà đầu tư về ưu đãi chính sách thuế, để khuyến khích các nhà đầu tư tích cực đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam vì: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp

được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp

ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) như sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất; thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng nhiều lao động … thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đã đáp ứng cho thời gian ưu

đãi còn lại. Doanh nghiệp được phép lựa chọn phương án để tiếp tục được ưu

đãi thuế và thông báo với cơ quan thuế theo một trong hai phương án sau:

- Phương án 1: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu

đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp giấy phép thành lập.

- Phương án 2: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu

đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

Việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đang trong thời gian được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dân thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu (trừ hoạt động dệt may) được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu đến hết năm 2011.

đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng tỷ lệ

xuất khẩu) thì được lựa chọn và thông báo với cơ quan thuế hưởng ưu đãi thuế

thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế

doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (hết năm 2011)

Việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đang trong thời gian được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về thủ tục ưu đãi đầu tư: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 của Luật

Đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các mức ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định mức ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi

đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan Nhà nước quản lý

đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư, ngược lại nếu nhà đầu tư

không có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì không cần phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép đầu tư.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 93 - 96)