Các vấn đề tồn tại nổi bật trong tái cấu trúc của các doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 87 - 89)

- Các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, nên tạo tâm lý ỷ lại, chưa năng động trên thị trường…

- Không chủ động về nguyên vật liệu do chưa xây dựng được một vùng nguyên liệu đủ lớn để cung cấp nhu cầu cho sản xuất các sản phẩm dệt may => nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài => hàng tồn kho cao => nguồn vốn ngắn hạn cao => tăng chi phí sử dụng vốn và chi phí nguyên liệu trong sản xuất….

- Các doanh nghiệp dệt may chủ yếu là gia công sản phẩm cho nước ngoài, phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài, không có chiến lược phát triển của doanh nghiệp => ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và nguồn vốn…

- Năng suất lao động thấp (thể hiện qua chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2008 là 8 – cao nhất khu vực Asean), ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cao, không cạnh tranh được với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

- Khâu sáng tạo, thiết kế mẫu mã, marketing sản phẩm dệt may – khâu quan trọng để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm còn yếu, chưa có sản phẩm riêng, đặc trưng của Việt Nam, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, dẫn tới hàng tồn kho của các doanh nghiệp dệt may thường cao (nổi bật là công ty may Nhà Bè), ngành dệt may chưa tạo thành một chuỗi giá trị trong khu vực.

- Cơ cấu tài sản bất hợp lý: Thể hiện tỷ trọng tài sản dài hạn của các DN nhìn chung đều ở mức rất thấp phổ biến 28% - 40%. Cá biệt như Công ty may Thắng Lợi năm 2009 chỉ đạt 7%. Điều đó cho thấy việc đầu tư, hiện

đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các DN dệt may chưa được quan tâm

đúng mức. Do đó, việc hạ giá thành tăng chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN còn nhiều yếu kém. Đặc biệt, nguồn vốn ngắn hạn của

đa số các DN, trừ công ty may Phương Đông, Thắng Lợi, đều lớn hơn tài sản ngắn hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn, như công ty may Nhà Bè năm 2009 đã sử dụng nợ ngắn hạn

đầu tư tài sản dài hạn lên đến 94,3 tỷđồng. Điều này sẽ đưa đến tình trạng DN mất khả năng thanh toán khi đáo hạn nợ buộc phải bán tống bán tháo hàng hóa để trả nợ làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh ổn định bền vững của DN.

- Cơ cấu nguồn vốn còn nhiều bất cập: Thể hiện tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp phổ biến 16% - 30% nói lên năng lực tài chính của ngành dệt may Thành phố còn nhiều yếu kém. Trong khi theo thông lệ

chung tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu phải 50%.

- Cơ cấu vốn không phù hợp với chiến lược phát triển của ngành dệt may hiện nay và sắp tới.

CHƯƠNG 3:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN

CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 87 - 89)