(1) Công nghiệp dệt may của Việt Nam chủ yếu dựa vào gia công
Theo số liệu của Bộ Công thương, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 9,2 tỷ USD, nhưng riêng chi phí nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may đã chiếm gần 8 tỷ USD, tương đương 80% kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy ngành dệt may của Việt Nam còn nặng về gia công, giá trị gia tăng thấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu tài sản nặng về tài sản ngắn hạn, ít đầu tư tài sản dài hạn, nên cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý.
(2) Trình độ công nghệ thấp
Do chỉ quan tâm đầu tư tài sản ngắn hạn, chưa chú trọng tăng cường đầu tư
tài sản cố định, hiện đại hóa máy móc thiệt bị đã đưa đến tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
(3) Giá lao động của ngành dệt may gia công quá rẻ
Vấn đề này được coi là lợi thế của ngành dệt may, nhưng trên thực tếđây là
điểm yếu của ngành dệt nay Việt Nam, vì giá lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp dệt may theo hợp
đồng ở Việt Nam hay đây cũng là một lý do vì sao không thể dựa vào giá lao
động rẻ để đạt tới chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu được, nói cách khác khi được trả lương thấp thì công nhân tối thiểu phải làm ra số sản phẩm gấp 2, 3 lần số
tiền lương nhận được, nếu được trả lương cao, người lao động sẽ làm ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn.
(4 Thiết kế sáng tạo mẫu mã đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng
Do sản xuất nặng về gia công nên khâu thiết kế sáng tạo mẫu mã còn yếu. Trong khi đây là khâu then chốt mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa chinh phục được thị trường thế giới.
Xuất phát từ những yếu kém nêu trên việc chuyển từ hình thức sản xuất gia công sang việc tự sản xuất và tiệu thụ sản phẩm theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở đó tái cấu trúc vốn và nguồn vốn là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh nhằm tăng nâng suất, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là giải pháp mang tính đột phá cho ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế.
(5) Trình độ marketing sản phẩm còn nhiều yếu kém
Do sản xuất nặng về gia công nên các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh chưa quan tâm công tác tiếp thị, chưa đi tắt đón đầu, nắm bắt nhu cầu thị trường thế giới để đưa ra mẫu mã sản phẩm phù hợp mang tính độc
đáo riêng của mình.