Tình hình chung về xuất khẩu, nhập khẩu của cản ước ta sau khủng hoảng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 56 - 63)

hong toàn cu năm 2007 – 2009

Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009.

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩn, nhập khẩu 8 tháng năm 2010

Nguồn:“ Báo cáo kim ngạch XNK 8 tháng năm 2010 của Tổng Cục Hải Quan- Bộ Tài chính”

Ghi chú: Tốc độ tăng xuất khẩu, tốc độ tăng nhập khẩu của cả nước 8 tháng

đầu năm 2010 so với cùng kỳ của năm 2009.

Đơn vị cột bên trái: triệu USD, đơn vị cột bên phải: %

Thâm hụt thương mại trong tháng 8/2010 là 395 triệu USD bằng 5,8% kim ngạch xuất khẩu, nâng tổng mức nhập siêu của cả nước trong 8 tháng qua lên 7,53 tỷ USD và bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,86 tỷ USD, tăng 13,7% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,11 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng 7/2010.

Tính đến hết tháng 8/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 45,4 tỷ

USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó. Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số

14,12 tỷ USD của năm 2007.

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu.

Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 của toàn quốc

Nguồn: Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2009 đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu giảm 13,3%. Như vậy, so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước giảm nhưng ngành Dệt May thì laị tăng lên.

2.1.2. Tình hình xut khu Ngành Dt May mt s th trường thế gii và th

trường ni địa 2008 – 2010

2.1.2.1. Thị trường thế giới

Thị trường Hoa Kỳ

Là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất, chiếm đến trên 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May – các doanh nghiệp đã cố gắng chia sẻ và

đồng hành cùng các nhà nhập khẩu trong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý trên cơ sở vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Trong năm 2008, hàng dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch vào Hoa Kỳ

trên 5,1tỷ USD, tăng 15% so với năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2009, thị

trường nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ giảm đến 12,71% và hàng nhập từ hầu hết các nước xuất khẩu lớn đều giảm (thị trường Hồng Kông giảm 21%, thị

trường Indonesia giảm 2,9%, thị trường Thái Lan giảm 25,61%, thị trường Ấn

Độ giảm 7,65%). Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng 18 % về lượng và chỉ giảm 4,5 % về kim ngạch.

Năm 2010 tính đến 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May

đạt trên 8 tỷ USD tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Mỹ tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước

Thị trường châu Âu

Thị trường thu hút khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của ngành, các doanh nghiệp đã cố gắng tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng như tuân thủ qui chế mới về an toàn cho người tiêu dùng, nhờ đó đã giữ được kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ

USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này giảm sút đến trên 11% so với cùng kỳ năm trước.

Chín tháng đầu năm 2010 hàng Dệt May xuất khẩu vào EU tăng 7% do còn bịảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp.

Tại thị trường Nhật Bản

Thị trường lớn thứ ba của ngành dệt may Việt Nam, thông qua Hiệp định hợp tác kinh tế Việt - Nhật EPA, các doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng trưởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3 %) trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị

suy giảm nghiêm trọng.

Chín tháng đầu năm 2010 đã có dấu hiệu hồi phục, kim ngạch xuất khẩu Dệt May sang Nhật Bản tăng 14%.

Bên cạnh ba thị trường lớn đó, có nhiều doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để

xúc tiến các thị trường mới với tinh thần “năng nhặt chặt bị”. Trong 9 tháng đầu năm 2009 hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng 50%, 9 tháng

đầu năm 2010 tăng 63%; vào Canada tăng 21%; vào Nga tăng 25%; Thổ Nhĩ Kỳ

tăng 42%; vào Ả Rập Xêut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12,7% , vào các nước Asean tăng 7,8%...

Ước tính kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 11 tỷ USD tăng khoảng 22% so vơí năm 2009 và vượt 5% so với kế hoạch đề ra.

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở các thị trường nội địa năm 2008 - 2010

Nhìn chung trong giai đoạn này nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lược phục vụ cho người tiêu dùng. Đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu đã là những cố gắng trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thị trường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp.

Những nỗ lực có tính chiến lược đó đã giúp ngành dệt may đứng vững trong cơn bão suy thoái toàn cầu: Trong 9 tháng qua, về cơ bản sản xuất tương

đối ổn định, công nhân đủ việc làm, tiêu thụ nội địa tăng trưởng trên 18%. Kim ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhẹ 1% so với năm trước nhưng với kim ngạch 6,7 tỷ USD trong 9 tháng và dự kiến 9,2 tỷ USD năm 2010, dệt may đã trở thành ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước.

Qua khảo sát các doanh nghiệp tình hình sản xuất kinh doanh trên thị

trường nội địa cả nước nổi lên một số nét như sau:

- Năm 2008: Hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp vẫn đạt khá tốt trong bối cảnh kinh doanh có nhiều diễn biến bất lợi. Liên doanh Dệt May Coast Phong Phú là đơn vị có lợi nhuận lớn nhất toàn ngành trong năm 2008 với mức lợi nhuận đạt được là 110 tỷ đồng. Các Công ty may Đồng Tiến, May Đại Việt có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt trên 100%, có đến 18/ 61 doanh nghiệp được bình chọn có tỷ suất đạt trên 40%, còn lại là các đơn vị có tỷ suất trên 20%.

- Năm 2009: Riêng tháng 12/2009 kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May là 882 triệu USD, tăng 20,8 % so với tháng 11, nâng Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 lên 9,06 tỷ USD.

- Năm 2010: Đã có dấu hiệu hồi phục của ngành Dệt May sau khủng hoảng Tài chính vừa qua. Tình hình xuất khẩu dệt may đang thuận lợi. Kim ngạch 7 tháng đầu năm 2010 ước đạt 5,87 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8/2010 xuất khẩu đạt 1,14 tỷ USD tăng 5,4% so với tháng 7. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009.

- Với tình hình đơn hàng đang thuận lợi như hiện nay, khả năng ngành sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm 2010. Tuy nhiên, để giải bài toán chi phí sản xuất tăng cao và thiếu hụt lao động, các DN cần quan tâm nghiên cứu áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến …. - Một số doanh nghiệp Dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng

nhuận 120 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 205 triệu USD dẫn đầu toàn ngành, tỷ suất lợi nhuận đạt 44%; Tổng công ty Nhà bè, Tổng công ty cổ

phần Dệt May Gia Định doanh số đạt trên 2000 tỷ đồng gấp đôi kỳ trước, công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú, tổng công ty Dệt May Việt Thắng… có tỷ lệ tăng trưởng gấp đôi.

- Các thương hiệu Việt tiến, phong phú, nhà bè, An Phước…. đã được công nhận là thương hiệu Quốc gia năm 2010.

- Các Doanh nghiệp Dệt May cả nước nói chung và Doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư ngày càng mạnh cho các hoạt

động mở rộng phân phối trong nước, thu nhập của mỗi người lao động mỗi năm một tăng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất và Marketting, năng lực cạnh tranh khởi sắc … Dệt may trở thành là một trong những ngành chính xuất khẩu trong cả nước, ngành Dệt may hiện nay đã và đang khẳng định vị thế của mình trong cán cân thương mại của đất nước ta.

Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trên các thị trường

Nguồn: Trang web Bộ Công Thương

Qua khảo sát tình hình xuất khẩu của ngành Dệt May và ngành Xuất khẩu Dầu Thô 3 năm liên tiếp 2008, 2009, 2010 chúng ta rút ra tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn của ngành Dệt May như sau:

- Ngành dầu thô: + Năm 2008 kim ngạch dạt 10,36 tỷ USD + Năm 2009 đạt 6,2 tỷ USD + Tính đến tháng 8 năm 2010 đạt 3,3 tỷ USD - Ngành dệt may: + Năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD + Năm 2009 đạt 9,06 tỷ USD

+ 8 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 7 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2010 đạt trên 8 tỷ USD tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009.

Hình 2.3. : So sánh kim ngạch xuất khẩu Dệt may và Dầu thô năm 2008- 2009 – 2010

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của ngành Dệt May ngày càng tăng trưởng so với xuất khẩu Dầu Thô.

Ngành Dệt may đã và đang đem về lượng ngoại tệ lớn khẳng định vị thế số 1 của đất nước.

2.1.3 So sánh t trng xut khu ngành Dt may so vi các ngành khác năm 2009 và 8 tháng đầu năm 2010

Năm 2009 ngành dệt may XK là: 9,06 tỷ USD trên tổng số XK cả nước là 57,1 tỷ USD, chiếm 15,86% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Hình 2.4: So sách kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may với tổng kim ngạch cả nước năm 2009 (%) 15.86% 84.14% Dệt may Các ngành khác

Nguồn: Báo cáo kim ngạch XNK năm 2009 của Tổng Cục HQ- Bộ Tài chính

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của ngành Dệt May chiểm 15,86 % giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng số giá trị xuất khẩu trên cả nước năm 2009.

Tính đến tháng 8/2010 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may xuất khẩu trong tháng 8 đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,26 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 61% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của cả

nước.

Hình 2.5: So sách kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may với tổng kim ngạch cả nước 8 tháng đầu năm 2010 (%)

15.38%

84.62%

Dệt may

Các ngành khác

Nguồn: Báo cáo kim ngạch XNK 8 tháng năm 2010 của Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài chính”

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của ngành Dệt May 8 tháng đầu năm 2010 đã chiểm 15,38% giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng số giá trị xuất khẩu trên cả nước .

V chiến lược phát trin th trường ni địa:

Năm 2009 - 2010: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 cho nên kim ngạch của hàng Dệt May giảm, hưởng ứng của cuộc vận động “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” ngành Dệt May đang

nắm lấy cơ hội để khai thác tiềm năng còn bỏ ngỏ, chiếm lĩnh thị trường nội

địa...

Các Doanh nghiệp Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển thị trường nội

địa đi đôi với kế hoạch xuất khẩu. Các thương hiệu nổi tiếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có: Việt Tiến, Việt Thắng, May Nhà Bè, Phong phú, Phương

Đông... Các Doanh nghiệp này đã nhanh chóng xây dựng được cửa hàng bán lẻ, hệ thống đại lý để tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn quốc. Làm cho khách hàng ngày càng tín nhiệm, luôn cải tiến mẫu mã phù hợp nên ngày một được ưa chuộng...

Về kết quả doanh thu nội địa hàng dệt may Năm 2009: Tiêu thụ nội địa đạt 3.643 triệu USD, cả năm 2010 ước đạt 4.189 triệu USD. Đây là một kết quả

phấn đấu tuyệt vời của toàn ngành Dệt May trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)