Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 96 - 112)

Qua nghiên cứu về cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may tại TP.HCM, phát hiện những bất cập về cấu trúc vốn sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp dệt may (như Phong Phú, Nhà Bè, Phương Đông, Thắng Lợi…) chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp dệt may TP.HCM nói riêng trong thời gian tới.

Giải pháp về chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp dệt may.

- Thay đổi tư duy mới về chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành dệt may: Từ ngành công nghiệp gia công (chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu) với giá trị gia tăng của sản phẩm thấp sang ngành sản xuất các sản phẩm

đi từ khâu đầu cho đến thành phẩm và marketing (còn gọi là sản xuất tích hợp – OEM - Original Equipment Manufacturer – sản xuất thiết bị gốc) và OBM (Organizational Behavior Management) (Tăng cường các liên kết dọc ở cấp độ khu vực và quốc gia).

- Thay đổi tư duy mới về phương thức hoạt động kinh doanh của ngành dệt may là hết sức quan trọng, vì từ nhận thức này, ngành dệt may phải xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, trong đó đặc biệt là vấn đề xây dựng chiến lược về vùng nguyên liệu, chiến lược về đầu tư về tiến bộ kỹ

thuật, thiết kế mẫu mã sản phẩm chuyên biệt, xây dựng tư duy mới về tiêu thụ sản phẩm, chuyển thị trường mục tiêu từ xuất khẩu sang nội địa.

Hình thành chuỗi cung ứng nội địa dần dần tham gia vào chuỗi giá trị dệt may trong khu vực và toàn cầu: Bằng việc mua bán kết hợp các doanh nghiệp tại các bước khác nhau trong chuỗi giá trị dệt may tại Tp.HCM thành một tập đoàn có chung nguồn gốc sở hữu, đó chính là sự đan xen sỡ hữu giữa công ty may và công ty dệt nhuộm. Công ty phân phối là sự tham gia mua bán các thương hiệu có tiếng trên thị trường để sở hữu hoặc có giấy phép giữa công ty may với các công ty sở hữu thương hiệu. Sự mua bán kết hợp của những khâu đầu và khâu cuối như nhà sản xuất bông xơ lại có đầu vào khâu phân phối.

Để có thể xây dựng một mô hình cho chuỗi giá trị dệt may tại Tp.HCM, chúng ta có thể tham khảo “Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may tại châu Á”:

Hình 3.1: Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may châu Á

Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002)

Lưu ý: Mũi tên nét rời biểu thị trình tự năng lực sản xuất và xuất khẩu trong nền kinh tế . Mũi tên nét liền biểu thị dòng dịch chuyển thương mại giữa các nền kinh tế

Và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu:

Hình 3.2: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002)

Trên cơ sở tình hình ngành dệt may tại Tp.HCM như các phân tích ở

chương 1, chương 2 và các mô hình như phía trên, chúng tôi đề xuất nâng cấp ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành dệt may Tp.HCM trong chuỗi dệt may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu như sau:

Hình 3.3: Mô hình nâng cấp ngành dệt may Tp.HCM trong chuỗi dệt may toàn cầu

Chiến lược nâng cấp ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành dệt may TP.HCM nói riêng là dịch chuyển từ hợp đồng gia công với các yếu tố đầu vào nhập khẩu sang hình thức tích hợp sâu hơn của OEM và OBM14, mô hình đòi hỏi liên kết trước và liên kết sau nhiều hơn ở cấp độ quốc gia và khu vực. Các chính sách phải thúc đẩy nâng cấp qui trình để đạt hiệu quả trong các hợp đồng gia công thông qua quá trình chuyển giao công nghệ của người mua. Liên kết với người mua nước ngoài thông qua hợp đồng gia công có thể dẫn đến nâng cấp sản phẩm. Bằng cách dịch chuyển danh mục sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị cao sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM có khả năng cạnh tranh hơn. Quá trình nâng cấp sản phẩm và công nghệ định hướng vào qui trình sản xuất, các kỹ năng và tri thức sẽ được chuyển giao từ người mua sang các nhà cung cấp Việt Nam.

Trong khi khả năng nâng cấp ngắn hạn có thểđạt được cho cả nâng cấp qui trình và sản phẩm, thì từ khía cạnh dài hạn đòi hỏi nâng cấp cả chức năng và tăng cường vai trò dẫn đạo trong chuỗi giá trị. Nâng cấp chức năng đòi hỏi nhiều thời gian bởi vì đòi hỏi kỹ năng và tri thức trong việc xử lý thông tin thị

trường cho việc thiết kế, sản xuất và marketing các sản phẩm giá trị cao. Bởi vì sự sáng tạo và quản lý hệ thống phân phối hiệu quả cũng rất quan trọng cho việc nâng cấp chức năng, xây dựng năng lực thông qua thúc đẩy phát triển thị trường nội địa cũng chính là cách thức hỗ trợ của chính sách. Các chính sách này đòi hỏi đầu tư vào nguồn nhân lực để tăng cường kỹ năng và tri thức ngành, thay vì chỉ tập trung vào máy móc và công nghệ.

Tái cấu trúc theo hướng sản xuất các sản phẩm sinh thái, sản phẩm kỹ thuật tạo hình ảnh thân thiện với môi trường, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản vốn có yêu cầu rất cao về các sản phẩm của Việt Nam.

Hiện nay, các nhà bán lẻ và các nhãn hàng ngày nay đáp ứng tính bền vững theo cách tích cực và chủ động hơn và cố gắng giảm thiểu tác động môi trường của quá trình sản xuất dệt và đầu vào hóa chất trên vật liệu dệt trong các công

đoạn sản xuất. Do luật môi trường nghiêm ngặt hơn, các nhà bán lẻ và các nhãn hàng đang nâng dần yêu cầu cho các hóa chất và chất bị hạn chế cần phải tránh trong sản phẩm cuối. Kết quả là các công ty sản xuất dệt và may đang chịu sức ép lớn để đáp ứng các thông số sinh thái do các nhãn hàng đưa ra để có thể tuân thủ về mặt môi trường và tránh được các vấn đề sinh thái nảy sinh trong quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.

Điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng lên từ ngành dệt về thử nghiệm sinh thái cho các thông số sinh thái do các cơ quan lập pháp, các tổ chức chứng

14

Mô hình OEM (sản xuất thiết bị gốc) của các nước Đông Á và các đặc tính của ngành dệt may Việt Nam, phân tích và xác định chiến lược nâng cấp ngành là sự dịch chuyển từ sản xuất gia công (chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào) sang mô hình sản xuất tích hợp OEM và OBM (đòi hỏi tăng cường các liên kết dọc ở cấp độ khu vực và quốc gia).

nhận và các nhãn hàng toàn cầu đưa ra cho mỗi công đoạn sản xuất. Có nhu cầu tăng lên không ngừng cho các cơ quan và các công ty thử nghiệm - là nơi có thể

cung cấp các dịch vụ thử nghiệm sinh thái nhanh và tin cậy cho các đối tác trong chuỗi cung cấp ngành dệt.

Rất nhiều chất bị hạn chế sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng gồm cả vật liệu dệt và hàng may mặc. Việc sử dụng các chất bị hạn chế vì nhiều lý do gồm an toàn của người tiêu dùng, an toàn của công nhân và các vấn đề về môi trường (độc tính của nước, hoặc tích lũy sinh học). Các hóa chất nào đấy hiện đang bị

hạn chế bởi luật và như vậy không được có mặt trên sản phẩm tiêu dùng. Các hóa chất khác bị hạn chế bởi các nhãn hàng và các nhãn sinh thái.

Đối với các nhà cung cấp chính hàng dệt và hàng may mặc cho châu Âu và USA, tuân thủ với các tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác đang nổi lên liên quan đến an toàn của người tiêu dùng là điều bắt buộc. Ở những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, cho đến nay ngành dệt may tại Tp.HCM mới chỉ tích cực chứ chưa phải tích cực và chủ động. Các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho sản phẩm dệt của họ thường không chứa các yêu cầu các chất bị hạn chế. Điều này chắc chắn sẽ thay đổi rất nhanh trong vài năm tới.

Hiểu biết về các chất bị hạn chế là quan trọng cho tất cả những ai tham dự

vào chuỗi cung cấp dệt. Mặc dầu ngành dệt đang biết nhiều hơn về các chất bị

hạn chế, chúng ta cần xem xét lại nền tảng cơ sở danh sách các chất này và lý do tại sao chúng bị hạn chế.

Thử nghiệm các chất bị hạn chế trong vật liệu dệt là lĩnh vực chuyên sâu, tương đương với thành ngữ "tìm kim đáy bể". Tuy nhiên trong trường hợp các chất bị hạn chế trong vật liệu dệt, không chỉ tìm các kim khác nhau mà mỗi vùng

đáy bể cũng khác nhau. Do vậy, mỗi vấn đề cụ thể cần thử nghiệm được đưa tới phòng thí nghiệm phân tích, một quy trình cụ thể cần phải được phát triển hoặc sử dụng.

Có thể dần dần áp dụng các tiêu chuẩn sau đây của EU và Mỹ về sản phẫm dệt may sinh thái:

- Quy chuẩn của Cộng đồng châu Âu về các hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất (REACH). REACH là Quy chuẩn của Cộng đồng châu Âu về các hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất (EC 1907/2006). Quy chuẩn này giải quyết việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất. Đăng ký áp dụng không chỉ với các chất hóa chất mà còn với các hỗn hợp (các chế

phẩm) và với các chất có mặt trong các mặt hàng tiêu dùng cuối như là hàng may mặc, ví dụ:

i. Hạn chế sản xuất, đưa ra thị trường và sử dụng các chất, các chế

phẩm và các mặt hàng nguy hiểm.

ii. Các mặt hàng và vật liệu bao gói có chứa trên 0,1% (theo khối lượng) các chất có mối quan ngại rất cao (SVHC).

iii. Các mặt hàng (các sản phẩm) có chứa các chất có ý định giải phóng ra trong sử dụng thông thương trong vòng đời của chúng, ví dụ các chất xử lý tạo hương thơm trên vật liệu dệt.

Do vậy các điều khoản của REACH cũng áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng và như vậy, ECHA đã đưa ra một danh sách 15 chất có mối quan ngại rất cao trong bảng dưới đây mà các nhà sản xuất và bán lẻ

phải tuân thủ15.

- Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA): Theo Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA), tất cả các thành phần của quần áo/sản phẩm hoàn thiện cho trẻ em (trẻ em dưới 12 tuổi) sẽ được yêu cầu tuân thủ với đạo luật. Các báo cáo thử nghiệm là bắt buộc đối với hàm lượng chì trên các sản phẩm được tráng hoặc được sơn. Hiện giờ CPSIA yêu cầu cho chì và tính cháy. Các yêu cầu cho phthalate đã được thông báo và sẽ có hiệu lực sớm. Yêu cầu thử nghiệm bắt buộc cho vật liệu nền

đã được hoãn lại một năm. Theo CPSIA, tất cả các thành phần của sản phẩm cuối phải tuân thủ với các yêu cầu của CPSIA. Tất cả các lần giao hàng đều phải thử nghiệm chì do các phòng thí nghiệm được công nhận tiến hành. Các thử nghiệm phải được làm riêng rẽ trên các thành phần. Không cho phép thử nghiệm các mẫu composit. Hình in hoặc vật liệu tráng bề mặt có thể bị cạo ra khỏi vật liệu nền phải được thử như các mẫu tách biệt. Vào lúc này, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC - Mỹ)

đã tuyên bố hoãn một năm thử nghiệm cho vật liệu nền, nhưng các thử

nghiệm cho vật liệu tráng/hình in vẫn được hoãn. Các yêu cầu/các giá trị

giới hạn sẽđược thay đổi. Ví dụđã có thông báo giảm giới hạn hàm lượng chì, các ngoại lệ có thể được CPSC đưa ra tại một vài giai đoạn, nhưng cho đến nay tất cả sản phẩm đều phải tuân thủ (xem phụ lục kèm theo). - Tiêu chuẩn dệt hữu cơ (GOTS): GOTS là tiêu chuẩn dệt hữu cơ do bốn

nhóm thúc đẩy sự quan tâm đến ngành dệt hữu cơ đưa ra, OTA (HIệp hội mậu dịch hữu cơ) ở Mỹ; Hiệp hội đất ở Anh; JOCA (Hiệp hội Bông hữu cơ Nhật Bản); IVN (Hiệp hội ngành dệt tự nhiên - Đức). GOTS đưa ra các yêu cầu cụ thể cho toàn bộ chu kỳ sản xuất vật liệu dệt hữu cơ, kể cả trồng bông. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu rõ ràng và khi cần thiết đưa ra cả

các giới hạn cho:

i. Sản xuất xơ hữu cơ

ii. Ghi nhãn sản phẩm

iii. Các chất trợ dệt, thuốc nhuộm và pigment

iv. Các công đoạn trong quá trình sản xuất, ví dụ kéo sợi, dệt, xử lý trước, nhuộm, in và xử lý hoàn tất

v. Các món đồ phụ kiện vi. Xử lý nước thải

vii. Bảo quản, bao gói và vận chuyển viii. Hệ thống đảm bảo chất lượng

ix. Các sản phẩm cuối

x. Các dư lượng trong các món đồ phụ kiện

xi. Tuân thủ với trách nhiệm xã hội: Thử nghiệm sự tuân thủ với GOTS gồm AOX, Formaldehyt, các phenol clo hóa, khả năng thoái biến sinh học, thử nghiệm độc tính, APEOs, hàm lượng kim loại nặng, các amin bị cấm.

- Nhãn sinh thái Châu Âu (EU Flower): Nhãn sinh thái Châu Âu (EU Flower) khuyến khích kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Nhãn sinh thái châu Âu có biểu tượng là một bông hoa. EU Flower là dấu hiệu chất lượng môi trường được công nhận bằng cả các tổ chức độc lập và có giá trị toàn Châu Âu. EU Flower có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm dệt gồm vật liệu dệt, quần áo và các món đồ phụ kiện, xơ, sợi và vải và vật liệu dệt nội thất trừ vật liệu dệt treo tường và trải sàn. EU Flower có các tiêu chí chi tiết cho tất cả các sản phẩm dệt được thử nghiệm tại nhiều công đoạn khác nhau của sản xuất dệt.

Chính sách chiếm lĩnh th phn ni địa ca doanh nghip dt may ti Tp.HCM vi phương châm: “Người Vit Nam dùng hàng Vit Nam”

Xây dựng lại chiến lược phát triển của ngành dệt may năm 2020, chuyển từ

gia công sang sản xuất kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ.

Phát triển thị trường nội địa:

- Việc tăng cường tiêu thụ nội địa là một giải pháp cho các nhà xuất khẩu

đang khó khăn vì suy thoái kinh tế, thế nhưng đối với ngành dệt may tại Tp.HCM với trên 90% doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu thì việc chuyển hướng này không dễ dàng. Thực tế cho thấy, lợi nhuận từ xuất khẩu không lớn bằng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa.

- Khi chuyển hướng về thị trường nội địa thì doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nhiều khâu, cụ thể là khâu thiết kế và phát triển sản phẩm, chủ động nguồn nguyên phụ liệu và phát triển kênh phân phối.

- Thị trường nội địa được doanh nghiệp dệt may coi là "sân nhà" với lợi thế

hiểu tập quán tiêu dùng, có hệ thống phân phối rộng khắp… nhưng chiếm lĩnh thị trường nội địa không đơn giản, bởi hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may của nước ta còn thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào khâu gia công, chưa chú trọng đầu tư khâu thiết kế và phân phối. Trong khi đó, hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng với giá rẻ tràn ngập thị trường.

Như vậy, ngành dệt may tại Tp.HCM nên thực hiện đồng bộ các giải pháp như

sau:

- Thực hiện quảng bá hình ảnh doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM trong nước

- Đầu tư hiện đại hóa, máy móc, thiết bị… - Bãi bỏ dần chính sách bảo hộ của nhà nước.

- Cần phải có những rào cản kỹ thuật nhất định cần thiết phải có để bảo vệ

các doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM trong nước, đặc biệt trong giai

đoạn doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Chẳng hạn, phải có những rào cản để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả tràn qua Việt Nam từ các nước lân cận, ngăn chặn tình trạng nhà sản xuất trong nước ăn cắp thương hiệu nổi tiếng nước ngoài sản xuất bán trong nước với giá rẻ. Cũng đã đến lúc Việt Nam cần phải có những rào cản như các nước khác đã áp dụng đối

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 96 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)