Những khó khăn thách thức, phát triển sản xuất kinh doanh trên thị trường

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 - 66)

trường xut khu và ni địa đối vi ngành Dt May:

Tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do tác động của lạm phát và đồng USD biến động giá mạnh so với VND, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Mt là: Giảm dần tiến tới bỏ hẳn sự trợ giúp, bảo hộ của Chính phủ

Trước đây là dựa vào bảo hộ của Nhà nước để phát triển thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư báo cáo trước quốc hội kỳ họp cuối năm 2009 như sau: “Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất nêu trên, kết quả giải ngân tín dụng hỗ trợ lãi suất đến 24/9/2009 cho vay vốn lưu động đạt trên 405 nghìn tỷ đồng, trong đó 16% cho doanh nghiệp Nhà nước và 84% cho doanh nghiệp ngoài nhà nước; Tín dụng đầu tư đạt trên 35 nghìn tỷ đồng và giải ngân tín dụng được bảo lãnh qua Ngân hàng phát triển Việt Nam đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các Tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 là khoảng 10 nghìn tỷ đồng”8.

Trong sự hỗ trợ của Nhà nước cho các Doanh nghiệp thì trong đó có các Doanh nghiệp Dệt May được hưởng lợi từ Chính sách này không nhỏ.

Sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc của tổ chức thương mại thế giới. Nói về tình hình của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay, tất cả các Doanh nghiệp chúng ta, nhất là các doanh nghiệp dệt may

đang “thấm đòn” của nền kinh tế thị trường. Nếu như trước giờ luôn có màn chắn của Chính phủ che đỡ, như có một khoản tiền trợ giá xăng dầu chẳng hạn, thì nay đã đến lúc Chính phủ thả ra, buông thắng và doanh nghiệp phải “thấm

đòn”.

Hai là: Khó khăn về thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu ngày càng bị co hẹp nhất là sau khi có khủng hoảng kinh tế xẩy ra trên diện rộng. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của tất cả các ngành kể từ giữa năm 2008 đến nay.

Tình trạng thất nghiệp, thắt chặt chi tiêu và tín dụng đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... bị

sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường xuất khẩu ngày càng bị cạnh tranh gay gắt nhất từ các nước trong khu vực Châu Á gần nhất chúng ta là Trung quốc.

Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động mà hầu hết các doanh nghiệp của ngành dệt may nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua.

Đa số các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là may gia công, phụ thuộc rất lớn vào các đối tác nước ngoài: mẫu mã, thương hiệu, giá cả và thanh toán. Các Hợp đồng FOB rất ít và ở dưới dạng cấp thấp chưa có nhiều hợp đồng FOB cấp cao.

Ba là: Biến động về tỷ giá USD.

Do hàng Dệt May chủ yếu là Xuất khẩu nên phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá. Những tháng đầu năm 2010, theo các doanh nghiệp dệt may, ảnh hưởng trực tiếp nhất là hiện 1 USD kiếm được từ xuất khẩu doanh nghiệp đã mất 1.000 VND. Nếu công ty nào giữ nguyên lương công nhân thì mỗi ngày lỗ thêm 1USD. Một doanh nghiệp xuất khẩu đơn hàng trị giá 10 triệu USD thì lỗ mất 10 tỷđồng. Đó là chưa kể nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng giá… Doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ dẫn đến phải tìm cách thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ bớt và điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến xã hội.

Trận “bão” lạm phát và USD biến động giá mạnh này không diễn ra riêng ở

vùng nào mà diễn ra trên toàn vùng, toàn ngành nên tất cả doanh nghiệp phải chịu chung cảnh tự nhiên mà bị giảm sút lợi nhuận, thậm chí xuất khẩu càng nhiều thì càng lỗ nặng.

Bn là: Khó khăn về nguồn vốn - kết cấu nguồn vốn

Tình hình huy động vốn rất khó khăn, chậm trễ, chịu nhiều sức ép cho nên mất tính nhanh nhạy, quyết đoán, kịp thời của Doanh nghiệp…. Làm cho một số đơn hàng tốt không thực hiện được.

Kết cấu nguồn vốn không hợp lý (dài hạn ít, ngắn hạn nhiều) rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể là qua những Doanh nghiệp Dệt May đã đi khảo sát tỷ lệ Vốn Ngắn hạn chiếm 70 - 80%; Vốn dài hạn chiếm 20 - 30% điều này là bất hợp lý...

Kết cấu nguồn vốn không cấn đối cụ thể là: Vốn Chủ sở hữu chỉ chiếm 16 - 30%. Nguồn vốn vay chiếm 70 - 80%. Như vậy Doanh nghiệp đang sống được nhờ vào các nguồn vốn vay.

Cơ cấu vốn kém hiệu quả, vốn quay vòng thấp, vốn nằm chết lớn, dẫn tới kinh doanh không hiệu quả.

Năm là: Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, giá nguyên liệu ngày một tăng cao.

Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa xây dựng được những vùng nguyên liệu chiến lược, lâu dài đảm bảo cung cấp đủ cho ngành Dệt May sản xuất mà chủ

yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu…

Lấy đơn cử nguồn Bông Vải là nguyên liệu chính của ngành Dệt May hiện nay chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu Bông Xơ của ngành Dệt May, phần lớn là “ Trông chờ vào Nhập khẩu”

Cả nước tính đến niên vụ 2009 – 2010 có 145 nhà máy kéo sợi với công suất 350.000 tấn Bông Vải/ năm. Từ năm 2005 - 2010 nhu cầu tiêu thụ bông xơ

trong nước luôn tăng với tốc độ trung bình 9 - 10% năm .

Theo số liệu từ Bộ Công Thương năm 2010 nước ta dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 310 nghìn tấn bông. Tăng 15% so với năm trước; 9 tháng đầu năm 2010 nước ta đã nhập 279 nghìn tấn tương ứng với giá trị nhập khẩu là 493 triệu USD tăng 80% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập khẩu sợi các loại 9 tháng đầu năm 2010 đạt 800 triệu USD tăng 41% so với cùng kỳ. Nhu cầu Bông, Xơ và Sợi các loại tăng mạnh khi ngành Dệt May đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ trong nước phát triển khả quan....

Các thị trường nhập khẩu Bông Xơ chủ yếu của ta là: Từ các nước Châu phi, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ Mêxicô, Inđônêxia, Braxin, TrungQuốc, Thổ Nhĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ...

Trong đó Hoa Kỳ đang là nhà cung cấp Bông lớn nhất cho Việt Nam, chiếm tổng kim ngạch nhập khẩu Bông của Việt Nam, khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu Bông của cả nước. Tiếp đến Hoa Kỳ là các nước Châu Phi, đặc biệt chỉ tính đến tháng 6/2010 nước ta đã nhập khẩu bông từ Ấn độ 46.700 tấn bông các loại trị giá 76,8 triệu USD. Các Doanh nghiệp sản xuất bấp bênh, lợi nhuận không có vì quá phụ thuôc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Giá nguyên liệu hiện nay đang ở mức cao nhất trong lịch sử ngành Dệt May thế giới trong 140 năm qua. Giá Bông những tháng cuối năm 2010 đã là 3,1

đến 3,5 USD/kg; giá Xơ polyete 1,6- 1,8 USD. Giá sợi 30t/c đã lên đến 3,2 - 3,3 USD/ kg; Sợi CM 5,5-6,0 USD/kg tất cả các loại sợi bình quân tăng gấp đôi so với đầu năm 2010 và dự báo vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Sáu là: Nguồn Lao động gồm số lượng và chất lượng nguồn lao động.

Về số lượng lao động: Vấn đề đáng lo ngại hơn nữa là nguy cơ đình công từ phía công nhân rất cao. Số lượng công nhân nghỉ việc, bỏ ngành, bỏ nghề Dệt

May vì trong bối cảnh giá cả ngày một tăng cao mà lương công nhân ngành Dệt May thấp.

Về Chất lượng lao động: Trình độ chuyên sâu của Lao động ngành Dệt May nhất là đội ngũ bán hàng - maketing không cao, ngay cả sân nhà còn một số

mặt hàng chúng ta cũng bị thua. Nhiều đơn hàng không thực hiện được hoặc nhiều khách hàng bỏ không thực hiện hợp đồng vì chúng ta thiếu những cán bộ

giỏi để thực hiện vấn đề này.

By là: Chất lượng máy móc thiết bị Dệt May chủ yếu đã cũ, công nghệ

không phù hợp với công năng sản xuất.... Nếu có máy công nghệ mới nhập về

khó phát huy được hết công suất thiết kế do không phù hợp với điều kiện cơ sở

sản xuất, trình độ con người của ngành Dệt May Việt Nam...

Tám là: Tính đa dạng, tính thời trang, thương hiệu của chúng ta còn kém... Do vậy sức tiêu thụ của thị trường quốc tế kém, các doanh nghiệp của chúng ta cần nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời phải đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động mà hầu hết các doanh nghiệp của ngành Dệt May nước ta đã,

đang thực hiện và quyết tâm phải thực hiện thành công trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 - 66)