lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta bị rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418: Khởi nghĩa lam Sơn bùng nổ, thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam. + Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. + Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
3. Củng cố, tóm ắt bài dạy:
- Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần?
- Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK trang 100
- Bài tập về nhà: Lập niên biểu của cuộc kháng chiến XI - XV theo mẫu:
Cuộc kháng
chiến Thời gian Quân xâm lược Người chỉ huy
Trận quyết chiến chiến lược
- Chuẩn bị bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV + Sự phát triển của giáo dục qua các thời kỳ Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. + Vì sao Phật giáo phát triển ở thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển. + Đặc điểm thơ văn thế kỷ XI-XV.
+ Nét độc đáo, tính dân tộc và dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỷ X-XV.
Ngày giảng: 2/02/2009
Bài 20
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Trải qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê sơ ở các thế kỷ X - XV, công cuộc xây dụng văn hóa đựơc tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hoá Thăng Long). Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.
- Tư tưởng: hs BIẾT tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc, có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, biết phát huy năng lực sáng tạo văn hóa.
- Kĩ năng: biết quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa.
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, tường thuật, trực quan, miêu tả, kể chuyện, thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ:
- Ảnh Văn Miếu, Chùa một cột, Tháp chùa Phổ Minh - Một số bài thơ, phú của nhà văn học lớn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV: Giới thiệu khái quát về Nho giáo và Phật giáo. - PV: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ
tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?
- PV: Đánh giá vai trò của Phật giáo trong thế kỷ X -
XV? (Phật giáo giữ vững vị trí đặc biệt quan trọng
trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong triều đình phong kiến nhà nước phong kiến thời Lý coi đạo phật là Quốc đạo...)
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân.
- HS quan sát hình 35 bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) và trả lời câu hỏi: Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì? (khuyến khích học tập đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước.)
- PV: Qua sự phát triển của giáo dục thế kỷ XI-XV em
thấy giáo dục thời kỳ này có tác dụng gì?
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV minh họa vị trí phát triển của văn học về các tài năng văn học qua lời nhận xét của Trần Nguyên Đán, Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngô... khẳng định sức sống bất diệt của những áng văn thơ bất hủ.