đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.
- Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Kỹ năng: HS biết tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích. II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng thống kê. - HS:
IV:TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới triều Nguyễn?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Cá nhân
- PV: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX chia
làm mấy thời kỳ ? Đó là những thời kỳ nào?
Hoạt động 2: thảo luận nhóm.
* Kiến thức: Tình hình CT, KT, VH, XH qua các thời kỳ. * Tổ chức: GV chia lớp làm 4 nhóm phân nội dung thảo luận: - Nhóm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kỳ. Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X - XIX.
- Nhóm 2: Thảo luận và điền vào bảng thống kê nét cơ bản về tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ.
- Nhóm 3: Thảo luận và điều vào bảng thống kê những nét chính về tình hình tư tưởng văn hoá giáo dục của nước ta qua các thời kỳ.
- Nhóm 4: Thảo luận về tình hình xã hội các mối quan hệ xã hội qua các thời kỳ.
- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nội dung được phân công. Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV sau khi các nhóm trình bày xong, GV có thể đưa ra thông tin phản hồi bằng cách treo lên bảng một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu trên.
I. Các thời kỳ phát triển và xâydựng đất nước. dựng đất nước.
Nội dung thời kỳ Chính trị Kinh tế VH-GD Xã hội
Thời kỳ dựng nước VII TCN - II TCN (Từ thế kỷ I - X bị phong kiến phương Bắc đô hộ - Bắc thuộc)
nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thành lập ở Bắc Bộ => Bộ máy nhà nước quân chủ còn sơ khai.
- Thế kỷ II TCN ở Nam Trung Bộ Lâm ấp, Chăm Pa ra đời.