II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
4. Khoa họ c kỹ thuật.
- Thời Trần có bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục - Địa lý; Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ
- Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu
- Quân sự: Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng, Thuyền chiến có lầu.
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Sự phát triển của giáo dục qua các thời kỳ Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ? - Vì sao Phật giáo phát triển ở thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại khoong phát triển? - Đặc điểm thơ văn thế kỷ XI-XV.
- Nét độc đáo, tính dân tộc và dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỷ X-XV.
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- HS học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến các thế kỷ XVI-XVIII: + Nguyên nhân suy sụp của nhà Lê.
+ Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh PK.
Tiết PP: 27 Ngày soạn:
Ngày giảng: 5/ 02 /2009
Chương III
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVIII
Bài 21
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu rõ sự sụp đổ của nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến. Nhà Mạc ra đời góp phần ổn định xã hội trong một thời gian. Chiến tranh phong kiến đã dẫn đến sự chia cắt đất nước. Tuy ở mỗi miền (Đàng trong, Đàng ngoài) có chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai nước.
- Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
- Kỹ năng: Biết phân tích, tổng hợp vấn đề, nhận xét tính giai cấp trong xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, kể chuyện, phân tích.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ Việt Nam. Một số tranh vẽ Triều Lê - Trịnh. - HS: Sưu tầm chuyện kể Mạc Đăng Dung.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vị trí của Phật giáo trong các thế kỷ X-XVI? Biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này?
- Bằng những kiến thức đã học, chứng minh nhà Lê sơ là một tiều đaị thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung
Hoạt động 1: cá nhân
- PV: Tại sao thế kỷ XVI nhà Lê sơ suy yếu? Biểu
hiện của sự suy yếu đó?
- PV: Nguyên nhân nhà Lê suy sụp?
- GV kể về nhân vật Mạc Đăng Dung (1483 - 1541); -> Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc.
- PV: Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành
chính sách gì?
- PV: Tác dụng của những chính sách của nhà
Mạc?
- PV: Nhà Mặc gặp khó khăn gì?
- GV bổ sung, kết luận: Về những khó khăn nhà Mạc và lý giải tại sao nhà Mạc bị cô lập.
Hoạt động 2: Cá nhân
- PV: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam - Bắc
triều, hậu quả?