- Không có sự phân chia giữa các bộ phận kinh doanh;
4.2.3.2 Chính trị pháp luật
Được đánh giá là đất nước có nền chính trị ổn định trong khu vực Việt Nam hiện là một trong những nước thu hút nhiều đầu tư nhất của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Thêm vào đó năm 2010 là năm cuối cùng của giai đoạn kế
hoạch 5 năm (2006 – 2010) do đó Nhà nước ta chủ trương phát triển bền vững nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long mở ra cơ hội đầu tư tăng cường kết cấu hạ
tầng và nhiều chính sách phát triển khác với một cơ chế đặc thù riêng để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Bên cạnh đó từ ngày 01/01/2009 nhiều chính sách pháp luật được thay đổi và thực thi đãđem lại nhiều cơ hội cũng như đe dọa
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, theo những cam kết WTO từ ngày 01/01/2009 các hạn chế đối với các công ty phân phối, doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài sẽ được dỡ
bỏ. Trong bối cảnh hệ thống phân phối Việt Nam còn nhiều hạn chế như hiện nay, sự xuất hiện của các đối thủ đến từ nước ngoài sẽ giúp thị trường phong phú hơn,
chuyên nghiệp hơn và người tiêu dùng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn. Nhưng với các nhà bán lẻ Việt Nam, sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn nếu doanh nghiệp Việt Nam không biết phát huy những lợi thế sẵn có thì lại có thêm những
đe dọa từ phía những đối thủ cạnh tranh to lớn này.
Thứ hai là sự thay đổi của luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho công ty kích thích hoạt động kinh doanh khi thuế suất chung áp dụng cho các doanh nghiệp là 25% thay cho nức thuế suất cũ là 28%. Đối với các khoản ưu đãi, luật thuế áp dụng mức cao nhất là 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và gi ảm 50% trong 9 năm ti ếp theo đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn. Hằng năm, tất cả các doanh nghiệp được trích 10% thu nhập trước khi tính thuế để lập quỹ phát triển
khoa học và công nghệ. Măt khác việc áp dụng thanh toán qua ngân hàng lại là một điều kiện để khấu trừ thuế đầu vào của doanh nghiệp. Với việc sửa đổi này khuyến khích ưu đãi sẽ thúc đẩy thị trường phát triển và lưu chuyển hàng hóa nhiều hơn, nền kinh tế có khả năng tăng trưởng cao và bền vững hơn với quy mô nền kinh tế ngày một lớn hơn như hiện nay.
Từ những phân tích trên cho thấy chính sách pháp luật của Nhà nước đã cố
gắng từng bước hoàn thiện dần để có thể kích thích nền kinh tế phát triển, chung quy lại đều với mục đích là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn, mua bán m ột cách bình đẳng và công bằng cùng có lợi hơn.