Tuyên truyền quan hệ công chúng

Một phần của tài liệu Lap ke hoach marketing cho cty CP thuong nghiep bac lieu (Trang 43 - 46)

Nhìn chung hoạt động tuyên truyền của công ty trong thời gian qua không

được chú trọng. Công ty phần lớn không tham gia các hình thức tuyên truyền quan hệ công chúng như tham gia h ội chợ triễn lãm, trao học bổng cho các

trường hay tặng quà tình thương cho trẻ em nghèo hiếu học, các bà mẹ Việt Nam anh hùng... Công ty không chú trọng nhiều đến việc quảng bá hình ảnh công ty

đến người tiêu dùng, để tìm kiếm khách hàng mới bằng hình thức chiêu thị này mà chủ yếu chỉ nhờ vào uy tín để mua bán với những khách hàng mua sỉ hiện có, còn đối với các khách hàng nhỏ lẻ chỉ bị động chờ khách hàng tìm đến và bán hàng chủ yếu bằng hình thức chào hàng cá nhân.

Nhận xét:

Hoạt động chiêu thị của công ty còn tương đối yếu và nhiều hạn chế, còn bị động trong công tác tuyên truyền hình ảnh công ty, áp dụng nguyên mẫu các

chương trình khuyến mãi của các nhà sản xuất mà công ty không chủ động được trong việc đề ra các chương trình khuyến mãi, quảng cáo để kích thích tiêu dùng,

ở công ty còn phần lớn tư tưởng theo kiểu kinh doanh truyền thống là khách hàng sẽ tự tìm đến công ty đểmua hàng, khi mua hàng ắt hẳn sẽ có các chương trình khuyến mãi của các nhà sản xuất do đó công ty không chú trọng nhiều đến các hình thức chiêu thị mà chủ yếu áp dụng hình thức chào hàng cá nhân chỉ nhằm

tăng sản lượng và doanh số bán hàng chứ chưa chú trọng đến việc áp dụng hình thức bán hàng hiện đại. Do công ty chưa có phòng marketing cụ thể nên việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động chiêu thị còn khiêm tốn, chưa xứng đáng với quy mô của công ty nênchưa có những bước đột phá trong hoạt động chiêu thị.

4.2PHÂN TÍCH MÔI TRƯ ỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY

4.2.1 Tình hình thị trường

Ngày nay, hầu hết chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đều thông qua bán lẻ, gắn liền với việc nâng cao thu nhập của người dân, nhu cầu mua sắm từ các loại hình kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương m ại, siêu thị, đại siêu thị đến các loại hình chợ truyền thống đã đóng một vai trò quan trọng, được nâng

cao về số lượng lẫn chất lượng và trở thành nhu cầu thiết yếu và thói quen sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của người tiêu dùng. Sự phát triển của thị trường bán lẻ giờ đây không những là tất yếu, thậm chí nó còn là một trong những thước

đo sự phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh chợ truyền thống, các trung tâm thương m ại và siêu thị phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thi trường phân phối bán lẻ hiện nay. Tất cả các siêu thị trong và ngoài nước đã tăng đáng kể mạng

lưới cửa hàng trong năm 2008. N ếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai trung tâm thương m ại, thì năm 2007, có ít nhất 140 siêu thị và đại siêu thị,

20 trung tâm thương m ại, 394 cửa hàng tiện ích và gần 1 triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển, tăng 22% tính từ năm 2007

bên cạnh kênh mua sắm truyền thống, chiếm 68% doanh thu từ các tiệm tạp hóa và chợ truyền thống trên cả nước.

Năm 2009 mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và thời kỳ hậu suy thoái đã tạo ra những khó khăn gay gắt, những thách thức lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn

tăng trưởng 18 – 20%, ngành bán lẻ của Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 5,4 triệu lao động, chiếm hơn 10% tổng lao động toàn xã hội.

Cho đến nay thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi

động, hệ thống phân phối nói chung và phân phối bán lẻ nói riêng trong thị trường Việt Nam rất linh hoạt, nhiều tiềm năng. Nhiều siêu thị lớn đã nổ lực rất nhiều, không những cạnh tranh bằng các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ mà còn

đưa giá hàng hóa xuống ngang hoặc thấp hơn hàng ở các chợ truyền thống để kích thích người dân tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi yếu tố đông dân, lại có nền kinh tế đang có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người

(GDP) vượt ngưỡng 1000 USD và có nền chính trị ổn định,năm 2007, Việt Nam

là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới (chỉ sauẤn Độ, Nga và Trung Quốc), năm 2008 đã vượt lên đứng đầu và năm 2009 vẫn duy trìở vị trí cao.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch tiêu dùng năm 2007 đạt 45,2 tỷ USD, thì đến năm 2008 con số đã lên đến 58 tỷ USD, tăng 31% so với năm

2007 và sang năm 2009 con s ố này là 18,6%. Một thực trạng cho thấy rằng mức

tăng trưởng của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam tăng qua các năm mà nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh và bền vững với mức tăng trưởng hơn 8%/ năm đã làm gia tăng nhu cầu về hàng hóa và tiêu dùng và các hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại, 65% dân số là người tiêu dùng trẻ nên chi tiêu tiêu dùng ngày càng nhiều hơn từ đó sức mua cũng lớn hơn. Do

đó thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường hấp dẫn đối với

các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 2008,

không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C; t ại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủvới tốc

độ tăng trưởng 30- 45%/năm, có mạng lưới từ 5đến 30 điểm kinh doanh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như Co-opmart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart,… thì sau ngày 01/01/2009 Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào Việt Nam qua hình thức liên doanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal - Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang nhắm tới thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam.

4.2.2 Tình hình cạnh tranh

4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Tại Bạc Liêu với hơn 20 đối thủ đang tham gia vào th ị trường kinh doanh hàng bách hóa và tiêu dùng đã tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt.

Về vị trí thị phần công ty cổ phần thương nghiệp Bạc Liêu đứng thứ 2 sau công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau trong tổng các công ty kinh doanh về

mặt hàng bách hóa, tiếp đó phải kể đến các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực khá mạnh về phân phối mặt hàng bách hóa như công ty trách nhiệm hữu hạn thương

mại dịch vụ Lộc Lan, Hạnh Lợi, Trần Phong, VP... và gần đây nhất là sự xuất hiện của Vinatexmart.

Phân tích điểm mạnh– điểm yếu của đối thủ

Lập bảng phân tích điểm mạnh - điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để nhận dạng và có phương pháp đ ối phó kịp thời và định hướng phát triển chung.

Bảng 6:Điểm mạnh – điểm yếu của các đối thủ chủ yếu của công ty cổ phần thương nghiệp Bạc Liêu

Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu Công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau - Có kênh phân phối rộng và đội ngũ bán hàng chuyên biệt; - Nguồn vốn mạnh;

Một phần của tài liệu Lap ke hoach marketing cho cty CP thuong nghiep bac lieu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)