- Phòng Hành chính nhân sự:
2.4.1.2 Những tồn tại trong chính sách phân phối của công ty
Trong quá trình làm nhà phân phối cho công ty sơn Hoàng Gia, mặc dù công ty có nhiều sự hỗ trợ cho họ, nhưng cũng có nhiều vướng mắc công ty chưa giải quyết tốt cho nhà phân phối.
Những khó khăn của đại lý cấp 1 trong quá trình phân phối:
Từ điều tra bảng hỏi, cho kết quả về những tồn tại mà công ty chưa giải quyết được cho các nhà phân phối như sau:
Bảng 11: Những tồn tại công ty chưa giải quyết được cho nhà phân phối Tiêu chí Có Không Tổng
N % N % N %
Tốc độ cung ứng chậm 15 71,4 6 28,6 21 100
Chính sách bán hàng kém
linh hoạt 1 4,8 20 95,2 21 100 Thương hiệu không nỗi
tiếng bằng thương hiệu khác 3 14,3 18 85,7 21 100 Công tác bán hàng chưa
đồng bộ 9 42,9 12 57,1 21 100
(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy, điều lớn nhất mà công ty chưa giải quyết được cho các nhà phân phối là tốc độ cung ứng hàng còn chậm. Có thể do địa bàn các nhà phân phối nằm xa nhà máy sản xuất, trong khi số lượng xe tải chở hàng tuyến xa của công ty còn ít nên chưa cung ứng hàng hóa kịp lúc nhà phân phối cần. Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty lẫn nhà phân phối với khách hàng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời vừa làm họ hài lòng vừa giữ gìn uy tín kinh doanh cho những lần giao dịch sau. Vì vậy, công ty nên quan tâm đến tồn tại này, giải quyết tốt khâu cung ứng hàng kịp thời cho nhà phân phối. Bên canh đó, công tác bán hàng của
nữa đến việc phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong công tác bán hàng. Ví dụ, khi hóa đơn thanh toán đã được ký thì hàng hóa chở cho nhà phân phối cũng phải được tập kết kịp thời, đúng nơi quy định để nhà phân phối nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chỉ có 1 nhà phân phối đánh giá chính sách bán hàng của công ty kém linh hoạt vaà 4 nhà phân phối cho rằng, thương hiệu của công ty chưa nổi tiếng bằng thương hiệu khác. Cửa hàng Huế cũng không gặp vướng mắc gì, ngoại trừ yếu tố thương hiệu. Hiện nay, công ty cũng đang tích cực quãng bá và xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động tài trợ, quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm và đạt các giải thưởng về thương hiệu...
Những điều còn tồn tại từ chính sách phân phối của công ty như trên khiến trong quá trình tiêu thu sản phẩm, các nhà phân phối cũng đã gặp phải một số khó khăn sau đây:
Bảng 12: Những khó khăn của nhà phân phối trong quá trình tiêu thụ sản phẩm Tiêu chí Có Không Tổng
N % N % N %
Sản phẩm dễ hết thời hạn sử
dụng 0 0 21 100 21 100
Bề mặt sản phẩm cũ kỹ, gỉ sét 1 4,8 20 95,2 21 100
Hàng hóa đã nhận khó đổi lại 5 23,8 16 76,2 21 100
Sức tiêu thụ chậm làm chậm chu
kỳ quay vòng vốn kinh doanh 7 33,3 14 66,7 21 100
(Nguồn: Số liệu điều tra) Từ bảng số liệu trên cho thấy, có đến 7 nhà phân phối (chiếm 33,3%) cho rằng, sức tiêu thụ sản phẩm sơn Hoàng Gia chậm, làm chậm chu kỳ quay vong vốn kinh doanh. Và 5 nhà phân phối (23,8%) thấy hàng hóa đã nhận khó đổi lại. Nhà phân phối Kim Liên – Đà Nẵng cho biết thêm, đôi khi lon sơn bị móp méo do quá trình vận chuyển, rất khó bán cho khách hàng. Riêng cửa hàng tại Huế không có phản ánh gì về khó khăn trong quá trình tiêu thụ sơn Hoàng Gia. Công ty nên tăng cường dich vụ bảo hành, tạo điều kiện cho các nhà phân phối có thể đổi hàng trong trường hợp lon sơn móp méo, xì, hư hỏng...Dịch vụ bảo hành tốt sẽ tác động làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
Để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống các nhà phân phối, cần biết họ mong muốn gì, quan tâm đến điều gì trong chính sách phân phối của công ty dành cho họ để có sự điều chỉnh cho phù hợp.