Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 39)

I. 1 Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu.

3.2 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.

3.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra.

Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động và phải có kỹ thuật, thường xuyên, tỉ mỉ và có tính thời vụ nghiêm ngặt. Qua điều tra 60 hộ thuộc 3 xóm sản xuất rau của xã, kết quả được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu, lao động và đặc trưng của chủ hộ.

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60

2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 310

3. Tổng số lao động Lao động 150

4. Lao động bình quân/hộ Lao động 2,5

5. Số khẩu bình quân /hộ 5,172

6. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 51,7

7. Giới tính chủ hộ (nam) % 76,7

8. Trình độ văn hoá BQ Lớp 7,2

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 60 hộ điều tra có tổng số nhân khẩu là 310, bình quân mỗi hộ có 5,17172 khẩu; đây là con số tương đối lớn, cao hơn mức bình quân chung của toàn xã (4,606060 khẩu/hộ). Do nhiều hộ điều tra bao gồm nhiều thế hệ sống trong một gia đình, chủ yếu con cái lập gia đình nhưng chưa ở riêng. Điều này cho thấy nguồn lao động của các hộ khá dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động bình quân mỗi hộ là 2,50 người; chiếm 48,495% số nhân khẩu trong gia đình. Tuy nhiên, lao động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chủ hộ và các thành viên khác trong gia đìnhđìnhđình chỉ tham gia vào vụ sản xuất chính mà thôi.

Trong sản xuất nông nghiệp, lao động có tính thời vụ, nhất là trong sản xuất lúa và một số cây hàng năm khác. Đối với cây rau, cần đầu tư lao động tương đối lớn và tập trung chủ yếu vào vụ Đông và vụ Xuân.

Diễn Xuân là xã có nền nông nghiệp phát triển sớm trong huyện, lại nằm gần trung tâm thị trấn Diễn Châu, do vậy trình độ văn hoá của các chủ hộ điều tra khá cao. Các chủ hộ có trình độ văn hoá trung bình lớp 7,2 và độ tuổi trung bình gần 52 tuổi. Có trình độ văn hoá khá cao, lại có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất sẽ giúp cho người nông dân có thể kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm và kỹ thuật, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất rau phát triển.

Và phần lớn các chủ hộ là nam giới, chiếm tới gần 72% tổng số hộ điều tra, như vậy việc quyết định lựa chọn hình thức sản xuất, hay các yếu tố đầu tư chi phí sản xuất phần lớn do người chồng quyết định. Tuy vậy, những khâu chăm sóc yêu cầu kỹ thuật cao lại cần tới sự khéo léo của người vợ trong gia đình. Đây cũng là lẽ đương nhiên trong sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận hộ nông dân ở Việt Nam. Nó phần nào thúc đẩy sự phát triển thâm canh trong sản xuất, do người đàn ông với bản tính mạnh mẽ, họ mạnh dạn hơn trong mọi quyết định đầu tư và có thể nói khả năng tiếp thu kiến thức về mặt kỹ thuật và thực hành thường tốt hơn phụ nữ.

Như vậy, nguồn nhân lực của các hộ điều tra có thể đáp ứng tốt cho sản xuất rau không những về số lượng mà cả chất lượng. Tuy nhiên, hạn chế ở đây chính là lực lượng lao động còn thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng. Việc tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất về an toàn thực phẩm là việc làm thiết thực để sản xuất rau vừa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w