Mô hình 1: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới năng suất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

Dưa leo

Hồi quy mô hình hàm sản xuất có dạng.

Y = 0,46 X10,08X20,01X30,35X40,007X50,101X60,018

Hệ số xác định R2 = 0,89, cho biết răng 89% sự biến động của năng suất phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố đầu vào trong mô hình.

Hệ số hồi quy của các biến giống, phân chuồng, phân vô cơ, thuốc BVTV, lao động và diện tích; cho biết trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác khi tăng một trong các yếu tố này lên 1% thì năng suất Dưa leo sẽ tăng lên bao nhiêu %. Cụ thể, với hệ số α1 = 0,08 có nghĩa là khi cố định các yếu tố khác, khi tăng giống lên 1% thì nằn suất Dưa leo sẽ tăng lên 0,08%. Đối với các yếu tố khác cũng vậy, nhìn chung trong mô hình này hệ số α3 = 0,35 là lớn nhất, cho biết khi tăng lượng phân vô cơ 1% thì nằn suất tăng lên 0,35%. Chứng tỏ rằng yếu tố phân vô cơ ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất Dưa leo do đặc trưng sản phẩm là rau lấy quả nên cần một lượng phân vô cơ khá lớn. Hơn nữa, đây là loại rau có chi phí sản xuất cao, với điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn sản xuất, các hộ chưa đầu tư lượng phân bón đúng mức để năng suất cao nhất.

Lượng thuốc BVTV sử dụng vào sản xuất Dưa leo cũng ảnh hưởng tới năng suất Dưa leo nhưng không đáng kể. Khi tăng lượng thuốc BVTV 1% thì năng suất chỉ tăng 0,007%. Các hộ không nên sử dụng quá nhiêu thuốc BVTV trong sản xuất vì nó khồn đem lại kết quả cao, trong khi hậu quả để lại rất xấu.

Các biến lao động, phân hữu cơ và diện tích cũng ảnh hưởng tới năng suất nhưng không lớn lắm; trong điều kiện cố định các yếu tố khác, nếu các

yếu tố này độc lập tăng lên 1% thì năng suất lần lượt tăng lên 0,101%; 0,001% và 0,018%.

Để năng suất Dưa leo cao, các hộ cần tăng đầu tư bón phân vô cơ vì thực tế mức đầu tư của các hộ chưa thực sự đúng với yêu cầu kỹ thuật.

Bảng 18: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất Dưa leo của hộ điều tra năm 2009.

TT Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t P-value

A 0,462 0,157 2,950 0,0047 X1 0,084 0,037 2,258 0,0281 X2 0,010 0,022 0,466 0,6431 X3 0,357 0,043 8,139 0,0000 X4 0,007 0,015 0,455 0,6509 X5 0,101 0,039 2,605 0,0119 X6 0,018 0,012 1,590 0,117 MẪU QS 60 R2 0.89 R2 đã điều chỉnh 0.878

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

-

Mô hình 2: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới năng suất Cà.

Y = 1,607 X1-0,018X20,16X30,09X4-0,007X50,15X60,065

Hệ số R2 = 0,942 được dùng để giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình tới năng suất Cà. Có 94,2% thay đổi của năng suất là do sự thay đổi của các biến đầu vào sản xuất.

Đối với sản xuất Cà, hệ số hồi quy α1 = -0,018, có nghĩa là sự ảnh hưởng của giống tới năng suất Cà của các hộ là tỷ lệ nghịch, khi tăng giống lên 1% thì nằn suất giảm đi 0,018%. Điều này là do thực tế các hộ trồng Cà với mật độ quá dày, làm cho năng suất Cà không cao. Chính vì vậy, mà các hộ nên giảm lượng giống trong sản xuất sẽ cho năng suất cao hơn.

Lượng phân vô cơ đầu tư vào sản xuất Cà của các hộ còn hạn chế, do vậy nếu tăng phân vô cơ lên 1% thì năng suất Cà tăng α2 = 0,16%; hệ số này cao nhất và tương đương với hệ số α5 = 0,15 của biến lao động. Đây là hai biến có ảnh hưởng khá lớn đến năng suất sản xuất Cà. Chú ý đầu tư đúng mức lượng phân vô cơ tránh gây lãng phí và đầu tư lao động vào những khâu sản xuất phù hợp sẽ cho kết quả sản xuất cao.

Hệ số α3 = 0,09 và α6 = 0,065 cho biết % thay đổi của năng suất khi lượng phân hữu cơ hay quy mô diện tích tăng lên 1%, trong điều kiện cố định yếu tố khác.

Trong sản xuất Cà, yếu tố thuốc BVTV bị lạm dụng quá nhiều vào sản xuất. Điều đó làm giảm năng suất và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, tới sức khẻo của người tiêu dùng và chính người sản xuất. Nếu lượng thuốc BVTV tăng lên 1% làm cho năng suất Cà giảm 0,007%. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV là hết sức cần thiết trong sản xuất rau.

Bảng 19: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất Cà của hộ điều tra năm 2009.

TT Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t P-value

A 1,607 0,290 5,533 0,0001 X1 -0,018 0,034 -0,540 0,5977 X2 0,161 0,062 2,611 0,0205 X3 0,092 0,084 1,099 0,2902 X4 -0,066 0,039 -1,693 0,1126 X5 0,147 0,057 2,594 0,0212 X6 0,065 0,023 2,802 0,0141 MẪU QS 60 R2 0,943 R2 đã điều chỉnh 0,918

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w