Cơ cấu diện tích gieo trồng rau các hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)

I. 1 Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu.

3.3.1.Cơ cấu diện tích gieo trồng rau các hộ điều tra.

Việc lựa chọn loại rau nào sản xuất là tuỳ thuộc và kế hoạch sản xuất và khả năng đầu tư của từng hộ gia đình. Có thể nói dựa vào kinh nghiệm sản xuất hay nguồn đầu tư để lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan. Có nhiều loại rau được sản xuất tạo nên một cơ cấu DTGT đa dạng, thể hiện như sau:

Bảng 9: Cơ cấu DTGT các loại rau ở các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ DTGT Cơ cấu (%) 1.Dưa leo m2 1.757,4 72,6 2. Cà m2 146,1 6,0 3. Cải bắp m2 239,2 9,9 4. Cải xanh m2 278,6 11,5 Tổng m2 2.421,2 100,0

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu cho thấy, bình quân DTGT rau năm 2009 của mỗi hộ là 2.421,2 m2, gần 5 sào trung bộ; đối với quy mô sản xuất của kinh tế

hộ thì như vậy cũng là khá cao. Trong cơ cấu DTGT rau các loại, thì

DưaDưa leo là loại rau chiếm tỷ lệ lớn nhất với 1.757,4 m2 tương ứng 72,6% so với tổng DTGT rau mỗi hộ. Theo phần lớn các hộ gia đình nhận xét thì DưaDưa leo là loại rau mang lại hiệu quả lớn nhất và là cây trồng chính của họ. Hơn nữa, DưaDưa leo có thể trồng được vào 2 vụ trong năm là vụ Đông và vụ Xuân đều cho năng suất cao. Đặc biệt, cây DưaDưa leo vụ Đông có thể trồng trên đất 2 lúa cho giá trị kinh tế cao, đang được người dân chú trọng đầu tư.

Tiếp đến là Cải Cải xanh, có thể trồng được quanh năm nên diện tích bình quân chung mỗi hộ có 278,6 m2 chiếm 11,5%. Với đặc điểm dễ trồng, thời vụ sản xuất ngắn và thị trường tiêu thụ địa phương khá lớn, nên người dân được người dân đầu tư sản xuất.

So với dưa Dưa leo, Cải Cải bắp là cây trồng truyền thống ở Diễn Xuân, các hộ tuy đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng Dưa Dưa leo với giá trị cao hơn nhưng Cải Cải bắp vẫn là một trong những cây trồng chính của hộ. Bình quân mỗi hộ sản xuất 293,2 m2 cải Cải bắp, chiếm 9,9%. Cải bắp là loại rau ôn đới nên chỉ trồng được vào vụ Đông lạnh, tuy nhiên những năm gần đây nắng nóng kéo dài làm cho năng suất không cao, nên cơ cấu diện tích gieo trồng loại rau này khá thấp.

Bên cạnh đó, cây càCà là loại cây mang lại giá trị kinh tế tương đối cao nhưng đây là loại rau có mặt trong bữa ăn chủ yếu để giúp ăn ngon miệng. Lượng càCà tiêu thụ không nhiều như các loại rau khác, việc thu hoạch khó khăn, đó cũng là lý do mà quy mô gieo trồng của các hộ cũng ít hơn, bình quân mỗi hộ chỉ trồng 146,05 m2 (6,03%).

Như vậy, các loại rau trồng chính mà các hộ lựa chọn để sản xuất là dưaDưa leo, cảiCải bắp, càCà và cảiCải xanh. Bên cạnh đó, các hộ còn trồng thêm một số rau gia vị khác nhưng diện tích rất ít.

Nhìn chung, những loại rau trồng ở các hộ là các loại rau thông thường, giá trị dinh dưỡng chưa cao, thị trường tiêu thụ chính vẫn là các

chợ địa phương và người tiêu dùng chủ yếu có thu nhập thấp và trung bình. Chính vì vậy mà, giá của các loại rau này chưa cao. Mặc dù vậy, với thói quen canh tác và điều kiện tự nhiên cũng như kinh ngiệmngiệmnghiệm và kỹ thuật sản xuất những loại rau có giá trị cao hơn chưa đủ để người dân đưa các loại rau cao cấp hơn vào sản xuất.

3.3.2. Phân tích chi phí sản xuất ở các hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)