Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau của các hộ điều

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 52)

I. 1 Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu.

3.5.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau của các hộ điều

Trong sản xuất nông nghiệp, thu nhập của hộ gia đình chính là giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất và chi phí bằng tiền được ký hiệu là IC. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả sản xuất rau của các hộ như sau.

Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau ở các hộ điều tra. ĐVT: 1.000đ Loại rau GO IC MI EP 1. Dưa leo 4379.4.379 .,2 905.,7 3473.3.473 .,4 2312.2.312.,0 2. Cà 3217.3.217 .,6 796.,9 2420.2.420 .,7 895.,1 3. Cải bắp 2886.2.886 .,5 719.,4 2167.2.167 .,1 1019.1.019.,2 4. Cải xanh 2134.2.134 .,1 469.,3 1664.1.664 .,8 610.,3 BQ 3154.33.15 4,3 722.,8 2431.2.431 .,5 1209.11.209,1

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, với mức đầu tư chi phí bằng tiền bình quân 722,8 nghìn đồng/sào thì giá trị sản xuất đạt 3.154,3 nghìn đồng/sào; thu nhập của hộ bình quân 1 sào là 2.431,5nghìn đồng. Nhưng vì sản xuất rau cần đầu tư nhiều lao động, mà lao động ở các hộ là lao động gia đình nên lợi nhuận thu được của các hộ thấp hơn nhiều so với thu nhập, trung bình mỗi sào mang lại lợi nhuận 1.209,1nghìn đồng.

Cây Dưa leo có giá trị sản xuất lớn nhất với 4.379,2 nghìn đồng, đối với sản xuất cây ngắn ngày, đây là kết quả khá cao. Mặc dù, GO cao nhât trong các loại rau nhưng chi phí trung gian để sản xuất 1 sào Dưa leo cũng cao hơn các loại rau khác. Phần lớn trong chi phí đầu tư sản xuất là phân bón, tính bình quân lại mức đầu tư phân bón vô cơ cho sản xuất Dưa leo là 905,7nghìn đồng/sào. Tuy IC cao nhưng so với GO thì lại rất nhỏ. Vì vậy, thu nhập của một sào Dưa leo mà các hộ có được là 3.473,4 nghìn đồng.

Cà là rau có năng suất khá cao nên giá trị sản xuất thu được là 3.217,6nghìn đồng/sào. Và thu nhập bình quân từ một sào Cà lên tới 2.420,7nghìn đồng, thấp hơn thu nhập một sào Dưa leo.

Trong các loại rau sản xuất chính, Cải bắp là rau cho năng suất cao nhất, bình quân 13,1 tạ/sào. Nhưng Cải bắp thường thu hoạch đại trà, nhìn chung giá bán 1 kg Cải bắp rẻ hơn Cà và Dưa leo nên giá trị sản xuất thấp hơn, chỉ đạt 2.886,5 nghìn đồng. Khi xét mối quan hệ chi phí và doanh thu, 1 sào Cải bắp bình quân các hộ thu nhập 2.167,1 nghìn đồng; sau khi trừ đi chi phí tự có, lợi nhuận thu được là 1.019,2 nghìn đồng/sào.

Loại rau cho kết quả thấp nhất trong hoạt động sản xuất rau của các hộ là Cải xanh; với giá trị sản xuất từ 1 sào Cải xanh các hộ chỉ thu được 2.134,1nghìn đồng, chưa bằng một nửa GO/sào Dưa leo. Tuy nhiên, chi phí trung gian cho sản xuất Cải xanh lại rất thấp, phù hợp với các hộ có vốn đầu tư nhỏ. Và thu nhập từ hoạt động sản xuất này sẽ thấp; 1.664,8 nghìn đồng/sào rau. Tất nhiên, lợi nhuận thu được cũng không cao như các loại rau khác. Một sào Cải xanh sản xuất trên đất màu chỉ mang lại 610,08 nghìn đồng lợi nhuận. Kết quả này trong sản xuất rau hàng hoá là thấp, nhưng ưu thế của cây Cải xanh là thời gian sản xuất ngắn, nếu chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. Đặc biệt, Cải xanh có thể sản xuất được ở vụ Hè thu.

Nhìn chung, các loại rau đều mang lại kết quả sản xuất khá cao trong khi chi phí đầu tư thấp. Các hộ điều tra, rau thường được trồng chính vụ, vì vậy mà năng suất khá cao. Năm 2009, giá rau tương đối ổn định và khá cao nên thu nhập của các hộ trồng rau tăng lên đáng kể. Nhưng Dưa leo vẫn là loại rau đóng vai trò chính trong thu nhập của các hộ trồng rau, và là rau mang lại kết quả sản xuât cao. Dưa leo là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại rau các hộ sản xuất. Còn Cải xanh có kết quả sản xuất thấp nhất nhưng lại có ưu thế nhất định. Vì vậy, sự đa dạng hoá trong sản xuất rau là điều cần thiết khi thị trường tiêu thụ chính của các hộ là các chợ địa phương với thị hiếu

khác nhau. Hơn nữa, cây rau chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, đa dạng trong cơ cấu cây trồng sã hạn chế phần nào rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w