KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 85)

- Mô hình 3: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới năng suất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Diễn Xuân là xã tiêu biểu của huyện Diễn Châu phát triển kinh tế, phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp; mà cây rau đóng vai trò hết sức quan trọng trong thu nhập của các hộ nông dân. Cây rau không phải là cây trồng chính nhưng lại đem lại hiệu quả cao và là nguồn thu chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện tương đối thuận lợi về đất đai, khí hậu cùng với kinh nghiệm sản xuất rau lâu năm; Sự học hỏi những kỹ thuật mới trong sản xuất ngành sản xuất rau hàng hóa ở Diễn Xuân đã và đang ngày

càngCàng phát triển với quy mô lớn.

Các loại rau trồng chính ở Diễn Xuân là dưaDưa leo, cà, cảiCà, Cải bắp … và một số rau xanh khác. Đặc biệt, quy mô sản xuất dưaDưa leo vụ đông trên đất 2 lúa mang lại hiệu quả rất lớn cho các hộ nông dân. Là hướng phát triển nông nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đại, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, đặc biệt là đất màu để sản xuất rau hàng hóa.

Với mô hình này, diện tích gia tăng dưaDưa leo hàng năm chủ yếu trồng 1 vụ trên đất lúa; cho thu nhập cao hơn hẳn so với các loại cây hàng năm khác như ngô, khoai.

Thực tế cho thấy dưaDưa leo là loại rau chính được sản xuất ở Diễn Xuân và có hiệu quả cao nhất. Đặc điểm nổi bật là cây dưaDưa leo có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt. Do vậy nếu sản xuất theo đúng kỹ thuật sẽ cho năng xuất chất lượng cao mà không cần phải sử dụng qua nhiều

thuốc bảo vệ thực vật. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao cần được mở rộng quy mô sản xuất; đặc biệt trên đất 2 lúa.

Qua so sách kết quả và hiệu quả của rau với các loại cây trồng hàng năm khác; hiệu quả mà rau đạt được lớn hơn rất nhiều lần. Điều đó chứng tỏ cây rau đã đem lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân.

Giá trị mà cây rau mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên hoạt động sản xuất rau ở Diễn Xuân vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục.

- Phần lớn rau ở xã được sản xuất 2 vụ trong năm, vụ hè thu do khí hậu nắng nóng gây khô hạn nên diện tích gia tăng rất ít và năng xuất chất lượng không cao. Làm diện tích gia tăng rau còn hạn chế cho hoạt động sản xuất rau bị gián đoạn, chưa thực sự phát huy hết khả năng sản xuất đất rau màu.

- Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang khá phổ biến tại địa phương làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Không những thế còn làm cho đất đai ngày

càngCàng thoái hóa, dư lượng chất độc hại trong đất lớn. Nếu không được khắc phục, cải tạo tốt trong thời gian không xa sản xuất rau ở Diễn Xuân sẽ khó mà tồn tại và phát triển bền vững được.

- Giá cả phân bón không ổn định đang ảnh hường lớn tới hiệu quả sản xuất. Thị trường tiêu thụ khá rộng nhưng thường xuyên biến động; thông tin về giá cả còn hạn chế; khả năng cất trữ rau rất thấp do vậy tình trạng “được mùa mất giá” vấn còn là mối lo của bà con nông dân.

Để khắc phục hạn chế và phát huy lợi thế của địa phương trong sản xuất rau hàng hóa, không ngừng nâng cao giá trị kinh tế của cây rau cần có sự nỗ lực hơn nữa của bà con nông dân cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương trong quá trình sản xuất rau. Thực hiện sản xuất rau an toàn là hướng phát triển lâu dài bền vững cho nghề sản xuất rau ở Diễn Xuân.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w