- Mô hình 3: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới năng suất
4.2.2. Giải pháp về thị trường.
- Đối với kinh tế hộ nông dân việc tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn trở ngại do quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất ra không nhiều; đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay họ phải chịu nhiều bất lợi trong quá trình thị trường sản phẩm. Việc tìm thị trường tiêu thụ rau là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển hàng hóa ở Diễn Xuân; góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp giữa người sản xuất và chính quyền địa phương.
+ Với người sản xuất; thực hiện quá trình sản xuất bảo đảm rau sạch theo đúng tiêu chuẩn, dư lượng hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm không quá quy định cho phép . Đầu tư thâm canh trên cơ sở đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ và trách nhiệm của người sản xuất. Có như vậy sản phẩm rau làm ra mới tạo được niềm tin của người tiêu dùng, là hướng đi lâu dài cho nghề trồng rau.
+ Với chính quyền địa phương: Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giá trị , phương tiện vận chuyển, tạo điều kiện để vận chuyển nhiều sản phầm và cung ứng vật tư sản xuất.
Cần quy hoạch vùng trọng điểm sản xuất rau hàng hóa để ngời sản xuất lựa chọn cho loại rau và phương thức sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, phối hợp với cơ quan chức năng đưa các loại cây rau có giá trị kinh tế cao sản xuất cả 3 vụ trên đất màu để đáp ứng thị trường tiêu dùng.
Bên cạnh đó, chuyên viên kế toán xã cần tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ rau ở các chợ, siêu thị, nhà hàng … để dự báo cho bà con, giúp họ lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất và đầu ra sản phẩm.
+ Người dân cần liên kết chặt chẽ hơn với các chủ thu mua sản phẩm, tiến tới thỏa thuận ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Nhằm tạo điều kiện tốt hơn, tâm lý yên tâm đầu tư sản xuất.