I. 1 Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu.
3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau.
Hiệu quả sản xuất là thước đo cuối cùng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý các yếu tố sản xuất. Hiệu quả là mặt chất của quá trình sản xuất, nó biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất như: GO/IC, VA/IC, MI/CPLĐ được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra theo loại rau
Dựa trên kết quả sản xuất các loại rau, tôi tính toán và đưa ra những chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của các loại rau như sau: Bình quân một đồng chi phí
sản xuất rau tạo ra 4,87 đồng giá trị sản xuất; 3,87 đồng thu nhập. Chỉ tiêu này tương đối cao với từng loại rau. Tuy nhiên, dưa leo có hiệu suất chi phí
trung gian của giá trị sản xuất là lớn nhất; đạt 5,55 lần; thể hiện một đồng chi phí trung gian bỏ ra để sản xuất dưa leo đem lại giá trị sản xuất hay doanh thu là lớn nhất. Do vậy hiệu suất VA/IC cũng khá cao, một đồng chi
phí trung gian bỏ ra sẽ thu được 4,55 đồng giá trị gia tăng hay lợi nhuân. Cải bắp và cà đều có hiệu suất GO/IC và VA/IC tương đương nhau và nhỏ hơn dưa leo, nhưng khoảng cách này không lớn lắm.Một đồng chi
phí trung gian bỏ ra sản xuất cà các hộ thu được 5,06 đồng GO và 4,06 đồng VA. Cải bắp thì một đồng IC cho 4,98 đồng GO và 3,98 đồng thu nhập, các hiệu suất này đều thấp hơn của dưa leo và cà. Điều này cho thấy
hiệu quả sản xuất của dưa leo là cao nhất, sau đó là cà và tiếp đến là cải bắp. Do chi phí đầu tư sản xuất lớn trong khi giá trị sản xuất thu được không cao làm hiệu suất này giảm xuống. Đối với rau cải xanh hiệu suất này thấp nhất, GO/IC là 3,9 lần cho biết cứ một đồng chi phí vật chất bỏ ra
sản xuất thu được 3,9 đồng giá trị sản xuất và VA/IC đạt 2,90 ; có nghĩa là một đồng chi phí sản xuất thu được 2,90 đồng thu nhập. Cây cải xanh được
sản xuất ở các hộ cho năng suất thấp, giá bán lại không cao do vậy mà giá trị thu được thấp. Bên cạnh đó tuy chi phí trung gian để sản xúât thấp hơn các loại rau khác nhưng giá trị thu được thấp hơn nhiều nên hiệu quả đạt
được thấp hơn so với các loại rau trồng khác.
Trong hoạt động sản xuất rau của các hộ, đều sử dụng lao động gia đình, do vậy giá trị gia tăng hay thu nhập là chỉ tiêu phả ánh hiệu quả quan trọng để xác định hiệu quả một cách tốt nhất. Từ việc phân tích VA/IC của các loại rau trên ta thấy, hiệu suất này của dưa leo là lớn nhất, chứng tỏ dưa
leo là laọi rau mang lại thu nhập cao nhất cho các hộ, nó có hiệu quả kinh tế cao nhất trong cơ cấu các loại rau trồng phổ biến của các hộ. Thực tế đây
cũng là rau trồng chính chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất trong tổng diện tích rau của hộ.
Còn nếu xét về lợi nhuận, ta sử dụng chỉ tiêu EP/TC. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra bao gồm chi phí trung gian và chi phí tự có đưa vào sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ được tính trong sản xuất nông nghiệp khi lấy VA trừ đi chi phí tự có đưa vào sản
xuất.
Từ số liệu ta thấy, dưa leo vẫn là loai rau có hiệu suất EP/TC lớn nhất là 1,6 lần;tiếp đó là cải bắp 1,01 lần; cà 0,9 lần và thấp nhất là cải xanh với 0,46 lần. Một đồng chi phí sản xuất dưa leo tạo ra 1,6 đông lợi nhuận, cà là 1,01 đồng... Điều này chứng tỏ rằng, cây dưa leo chi phí bỏ ra cao nhưng giá trị thu được lại cao hơn rất nhiều lần nên lợi nhuận thu được cao. Đối với cây cà có GO và VA cao hơn cải bắp nhưng chi phí về lao động lớn làm cho lợi nhuận giảm, hiệu suất EP/TC của cà lớn hơn cải bắp. Thấp nhất
là cải xanh EP/TC chỉ là 0,46 lần, việc sản xuất rau này chỉ mang tính chất “lấy công làm lời” như người ta thường nói về sản xuất nông nghiệp trước
Tính bình quân cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sản xuất rau, người sản xuất thu được 0,99 đồng lợi nhuận. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện trình độ tổ chức các yếu tố sản xuất theo hướng hàng hoá đang ngày càng phát triển
ở Diễn Xuân.
Ngoài ra, hiệu suất được dùng để đánh giá hiệu quả lao động để tạo ra thu nhập trong sản xuất cũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất quan
trọng. Thể hiện 1 đồng chi phí lao động gia đình sản xuất một sào rau sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Đối với cây dưa leo, thời gian sinh trưởng
ngắn, chi phí lao động cũng không cao lắm nhưng VA lại cao, hiệu suất VA/CPLĐ lớn 4,39 lần. Có nghĩa là cứ đồng chi phí lao động tạo ra 4,39 đồng giá trị gia tăng. Trái lại, cây cà có thời gian sản xuất dài hơn nên lao
động đầu tư nhiều nên VA/IC chỉ có 2,57 lần, thấp hơn nhiều so với dưa leo. Bình quân khi bỏ ra 1 đồng chi phí lao động sản xuất rau tạo ra được 2,66 đồng thu nhập. Mức thu nhập tạo ra từ hoạt động sản xuất rau là khá cao, chứng tỏ cây rau có vai rò quan trọng góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người sản xúât. Tóm lại, sản xuất rau của các hộ trong
năm 2009 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và nguồn thu nhập lớn cho các nông hộ. Hiệu quả sản xuất rau có sự khác biệt nhưng trong 4 loại cây trồng dưa leo là cây mang lại hiệu quả cao nhất cho các hộ. Cà và cải bắp cũng cho hiệu quả khá cao và tương đương nhau, cải xanh có hiệu quả kinh
tế thấp nhất. Tuy nhiên, ta nhận thấy cà và cải bắp có hiệu quả không cao như dưa leo nhưng chênh lệch không lớn; đây là điều kiện tốt để sản xuất rau hàng hoá đa dạng và hiệu quả cao ở các hộ. Điều kiện quy mô đất đai ở
Diễn Xuân hạn hẹp, phát triển vùng chuyên canh rau cần có sự kết hợp giữa các loại rau có hiệu quả kinh tế cao, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất.
Và để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành sản xuất rau thì cần tăng cường đầu tư thâm canh, đưa giống mới cho năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất cùng với áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Đặc biệt mạnh dạn đầu tư sản xuất rau