I. 1 Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu.
3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.
Trong SXNN, đất đai là không thể thay thế được; năng lực sản xuất của các nông hộ bên cạnh được phản ánh qua tình hình lao động, còn
được phản ánh qua quy mô diện tích đất sản xuất. Khả năng tập trung và tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp thể hiện quy mô sản xuất lớn hay nhỏ và ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả sản xuất. Số liệu sau đây cho thấy tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.
Bảng 8.: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.
Chỉ tiêu ĐVDT BQ/hộ DT Cơ cấu (%) Tổng số m2 3.104,9 100,0 1. Đất canh tác m2 2.870,7 92,5 + Đất trồng lúa m2 2.207,8 76,9 + Đất trồng rau m2 625 21,8 + Đất trồng cây khác M2m2 37,9 1,3 2. Đất vườn m2 234,3 7,5 3. DTCT BQ/hộ m2 47,8 4. DTCT BQ/khẩu m2 9,3 5. DTCT rau BQ/hộ m2 10,4 6. DTCT rau BQ/khẩu m2 2,02
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Đất đai của các hộ điều tra bao gồm đất vườn và đất canh tác. Bình quân mỗi hộ có 3105.104,9 m2; trong đó đất canh tác là chủ yếu với 2.870,7 m2 chiếm 92,5% tổng diện tích đất. Trong đó có 2.207,8 m2 là đất trồng lúa chiếm 76,9%; đất trồng rau là 625 m2; còn lại 13% là diện tích các loại cây trồng khác.
Diện tích canh tác bình quân một lao động là 782,2m2, bình quân một khẩu là 555,3 m2; trong đó diện tích trồng rau bình quân một lao động là 170,3 m2. Có thể thấy rằng, diện tích canh tác của các hộ điều tra là rất ít, đó cũng thể hiện quy mô SXNN ở Diễn Xuân không lớn. Do vậy, để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng rau đạt hiệu quả cao các hộ cần phải đẩy mạnh thâm canh, tận dụng tối đa vốn đất đai sản xuất. Bên cạnh đó phải chuyển dịch cây trồng sao cho hợp lý, vừa bảo vệ độ phì nhiêu của đất vừa
cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đó chỉ là những số liệu thu thập chung từ hộ gia đình, thực tế hoạt động sản xuất rau, lúa và các loại cây trồng khác có sự đan xen nhau. Đó chính là hình thức sản xuất luân canh, trên đất rau màu có thể người dân chỉ trồng rau vào 1 vụ, 2 vụ hoặc 3 vụ phụ thuộc vào lựa chọn và mức đầu tư của mỗi hộ. Đặc biệt, trên diện tích canh tác lúa vào vụ đông có 58 trong số 60 hộ tham gia sản xuất dưaDưa leo. Bình quân diện tích dưaDưa leo trên đất lúa của các hộ là 1199,5 m2 chiếm 27,5% diện tích canh tác lúa. Mô hình này đã phần nào phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá, hiệu quả kinh tế cao đã được hầu hết bà con nông dân ở Diễn Xuân hưởng ứng và phát huy được kết quả.
Tuy nhiên, có một tình trạng đáng báo động về tình hình sử dụng các loại phân bón hoá học và thuốc BVTV một cách quá mức. Điều đó không những ảnh hưởng tới sức khoẻ người sản xuất, người tiêu dùng mà còn làm giảm độ màu mỡ của đất đai sản xuất do dư lượng các chất hóa học dư thừa quá nhiều trong đất. Để đảm bảo nguồn tài nguyên đất không bị huỷhuỷhủy
hoại và phát huy khả năng sản xuất không giới hạn của đất, khắc phục được giới về không gian sản xuất; đòi hỏi người sản xuất phải có kế hoạch canh tác hợp lý. Việc thực hiện các biện pháp IBM trong phòng trừ sâu bệnh, tăng cường sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau là biện pháp hữu hiệu nhằm cải tạo đất đai, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.