Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 64)

I. 1 Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu.

3.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất.

3.7.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai.

Trong sản xuất rau, quy mô sản xuất nó còn thể hiện mức độ sản xuất hàng hóa ở các hộ vì rau là sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Không những thế quy mô đất đai còn ảnh hưởng một phần tới kết quả và hiệu quả sản xuất. Thực tế chúng ta thường thấy những ruộng rau nào hay hộ gia đình nào sản xuất 1 loại cây trồng với diện tích lớn hơn thường đạt hiệu quả cao hơn các hộ có ruộng trung bình và nhỏ. Nguyên nhân có thể do khi mạnh dạn đầu tư vào sản xuất với quy mô diện tích lớn, người sản xuất sẽ chú trọng hơn trong công tác chăm sóc, bảo vệ và đa số họ có kinh nghiệm sản xuất nên mới đầu tư sản xuất lớn như vậy. Nhưng không phải lúc nào sản xuất quy mô lớn cũng mang lại kết quả cao, nếu việc sản xuất có tính quy hoạch, có thị trường tiêu thụ ổn định việc sản xuất lớn tăng thu nhập và phát triển hiệu quả kinh tế cho cây trồng đó. Bảng số liêu sau đây cho thấy sự ảnh hưởng của quy mô sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất rau.

Bảng 16: Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến kêt quả và hiệu quả sản xuất rau

(Tính bình quân 1 sào, 1 hộ)

So sánh giá trị sản xuất bình quân sào của các loại cây trồng, Dưa leo là cây trồng đạt giá trị sản xuất cao nhất 4.379,2 nghìn đồng/sào, tiếp đến là Cải bắp với giá trị sản xuất 3.387,0 nghìn đồng/sào. Lúa và ngô đạt giá trị sản xuất bình quân/sào thấp nhất, tương ứng là 1.400,0 nghìn đồng/sào và 1170,0 nghìn đồng/sào. Trong sản xuất nông nghiệp, đối với các hội nông dân giá trị gia tăng hay thu nhập là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả sản xuất. Thu nhập bình quân 1 sào rau các loại là rất lớn so với các loại cây khác. Bình quân một sào trồng Dưa leo hay Cải bắp đều cho nhập cao gấp 3 đến 4 lần thu nhập từ cây lúa và cây ngô. Cải xanh là loại rau có thu nhập thấp nhất trong các loại rau nhưng vẫn cao hơn các cây hoa màu khác. Như vậy giá trị gia tăng sau khi trừ đi các chi phí tự có, lợi nhuận thu được từ cây rau lớn hơn rất nhiều so với lúa, ngô và lạc.

Qua sự so sánh trên ta thấy, cây rau là cây trồng đem lại thu nhập cao nhất cho các hộ, mặc dù chi phí lao động là lớn hơn so với cây trồng khác nhưng điều mà người sản xuất quan tâm hơn cả vẫn là thu nhập từ hoạt động đó. Hơn nữa, rau là loại cây trồng có vai trò quan trọng và được tiêu thụ với số lượng rất lớn, thị trường tiêu thụ ngày Cà ng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày Cà ng tăng. Việc khuyến khích sản xuất rau là chiến lược quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. So sánh giá trị sản xuất bình quân sào của các loại cây trồng, rau là cây trồng đạt giá trị cao nhất 3588,34 nghìn đồng, tiếp đến là lạc với giá trị 2100,50 nghìn đồng/sào, lúa và ngô đạt giá trị sản xuất bình quân/sào thấp nhất, tương ứng là 1500 nghìn đồng và 1170 nghìn đồng. Trong sản xuất nông nghiệp, đối với các hội nông dân giá trị gia tăng hay thu nhập là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả sản xuất. Giá trị gia tăng bình quân 1 sào rau là 2827,27 nghìn đồng, trong khi đó lúa đạt 902,18 nghìn đồng /sào, ngô đạt 684,78 nghìn đồng /sào, cây lạc có giá trị gia tăng bình quân/sào cao hơn một chút là 1680,1 nghìn đồng. Với mức chi phí trung gian đầu tư vào sản xuất các loại chênh lệch không

nhiều lắm, tuy nhiên rau lại là cây trồng có IC/sào lớn nhất là 761,01 nghìn đồng. Do cây rau cần đầu tư nhiều phân bón hơn các loại cây khác, do một số cây như dưa, cà... cho thu hoạch nhiều lần trên vụ. Sau mỗi lần thu hoạch người sản xuất thường phải bón phân thêm để kích thích cây phát triển ra quả. Còn với các loại cây lương thực hay cây lạc, thời gian bón phân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mức phân bón đầu tư chỉ giao động trong 1 khoảng nhỏ nhất định mà thôi.

Mặc dù vậy, giá trị sản xuất rau cao làm cho lợi nhuận thu được bình quân 1 sào rau khá cao 1956,83 nghìn đồng, cao hơn gấp 5 lần cây lúa (362,18nghìn đồng); gấp 11,7 lần cây ngô và 2,43 lần cây lạc.

Như vậy giá trị gia tăng sau khi trừ đi các chi phí tự có, lợi nhuận thu được từ cây rau lớn hơn rất nhiều so với lúa, ngô và lạc.

Tuy IC sản xuất rau lớn hơn các loại khác nhưng GO lớn hơn nhiều lần do vậy GO thu được từ 1 đồng IC là khá cao.

Do đó 1 đồng chi phí sản xuất rau thu được 3,71 đồng VA, lạc thu được 3,09. Còn rau với IC tương đối lớn nên lúa và ngô vẫn là cây trồng có giá trị kinh tế không cao, 1 đồng chi phí trung gian đem sản xuất lúa thu được 1,51đồng VA, sản xuất ngô được 1,41 đồng. Chỉ tiêu này khá quan trọng, thể hiện mức độ chênh lệch về hiệu quả sản xuất các loại cây tương đối lớn. Chứng tỏ cây rau là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây trồng phổ biến khác.

Nhưng nếu xét về giá trị thu được dựa trên mức độ đầu tư chi phí lao động vào sản xuất ta thấy cây lạc là cây có giá trị sản xuất thu được từ 1 đồng chi phí lao động bỏ ra là cao nhất (5,12 đồng) sau đó là rau với 3,47 đồng, lá 3,13 đồng còn ngô chỉ có 2,6 đồng.

Mặc dùng cây lạc cho lợi nhuận không cao bằng rau nhưng chi phí đầu tư về lao động lại thấp hơn nhiều so với sản xuất rau, đặc biệt là sản xuất lạc phủ ni long do chỉ tiêu giá trị sản xuất hay giá trị gia tăng trên 1

đồng chi phí lao động, cao hơn (3,46 đồng). Đối với cây rau, với yêu cầu chăm sóc thường xuyên nên mức đầu tư lao động vào sản xuất cao, chính vì vậy giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng tạo ra thấp. Bình quân 1 đồng chi phí lao động sản xuất rau tạo ra 3,47 đồng GO; 2,74 đồng VA. Còn với cây lúa và ngô, tuy chi phí lao động không lớn nhưng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng không cao kéo chỉ tiêu này xuống thấp, Cứ 1 đồng chi phí lao động đầu tư của 3,13 đồng GO 2,00 đồng VA.

Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp hiện tượng nông nhàn là khá phổ biến, tạo điều kiện để lao động nông nghiệp có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập là điều cần thiết.

Qua sự so sánh trên ta thấy, cây rau là cây trồng đem lại thu nhập cao nhất cho các hộ, mặc dù chi phí lao động là lớn hơn so với cây trồng khác nhưng điều mà người sản xuất quan tâm hơn cả vẫn là thu nhập từ hoạt động đó. Hơn nữa, rau là loại cây trồng có vai trò quan trọng và được tiêu thụ với số lượng rất lớn, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Việc khuyến khích sản xuất rau là cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng có vai trò quan trọng khác nhau trong đời sống con người. Đảm bảo an toàn lương thực ANLT vẫn là nhiệm vụ hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp; hơn nữa trồng cây gì còn thuộc vào đặc tính đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,... không thể tùy tiện chuyển đổi cây trồng một cách tự phát, thiếu khoa học. Vì đó là nguyên nhân gây mất ổn định trong sản xuất nông nghiệp. Ở Diễn Xuân lúa là cây trồng chính, với mục đích cung cấp cho nhu cầu hàng ngày, mặc dù thu nhập từ lúa không cao bằng rau hay lạc. Ngô có hiệu quả thấp nhưng được các hộ sản xuất phục vụ chăn nuôi. Cây lạc là cây truyền thống của Diễn Châu, vẫn được sản xuất nhưng diện tích không lớn.

Vì vậy, để nâng cao thu nhập từ sản xuất các nông hộ cần nâng cao năng suất tất cả các loại cây trồng bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp và đầu

tư thâm canh. Riêng cây rau, ngoài đầu tư phát triển năng suất, cần lựa chọn các công thức luân canh đạt hiệu quả cao, đặc biệt ưu tiên các công thức có sản xuất 3 vụ trên năm và phát triển hơn nữa mô hình sản xuất Dưa leo trên đất 2 lúa. Nếu làm được điều đó, không những sản xuất rau hàng hóa ở Diễn Xuân được phát triển mà lương thực cũng được đảm bảo, sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w