? Dựa vào đâu để tính số mol CO2? - GV yêu cầu HS viết PT và số mol O2, từ đó suy ra số mol của CO2 và tính thể tích của CO2.
- HS làm VD.
* Xét thí dụ 2:
- GV hướng dẫn HS làm theo phương pháp suy luận ngược, dựa vào các yếu tố đã biết.
- HS làm, trình bày, bổ sung. - GV nhận xét.
? Rút ra các bước tiến hành xác định thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành dựa vào PTHH?
- GV cho bài tập: CO tác dụng với khí O2 tạo thành CO2.
a. Xác định thể tích O2 cần dùng để phản ứng hết với 14g CO (đktc).
b. Tính thể tích CO2 tạo thành (đktc). - HS làm bài tập theo nhóm, đại diện
II. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm. tích chất khí tham gia và sản phẩm.
1. Thí dụ 1: SGK Giải:
PTHH: C + O2 t0 CO2 (1) 1 mol 1 mol
Số mol của O2 tham gia phản ứng: nO2=mO2/MO2 = 4/32 = 0,125(mol) Số mol CO2 sinh ra sau phản ứng: Từ (1) ⇒ nCO2 = nO2 = 0,125(mol) Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau PƯ: VCO2 = nCO2 * 22,4 = 0,125*22,4=2,8(l) 2. Thí dụ 2: SGK Giải: PTHH: C + O2 t0 CO2 (1) 1 mol 1 mol 2 mol 2 mol Số mol của C tham gia phản ứng: nC=mC/MC = 24/12 = 2(mol) Từ (1) : 1mol C 1 molO2 2mol C x mol O2 ⇒ x = nO2 = nC = 2 (mol) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng: VO2 = nO2 * 22,4 = 2*22,4=44,8(l) * Các bước xác định thể tích chất khí (đktc): - Viết PTHH. - Tìm số mol chất đã biết.
- Dựa vào PTHH xác định số mol chất khí cần tìm.
- Chuyển đổi số mol thành thể tích chất khí (đktc) cần tìm.
nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét.
4. Kiểm tra đánh giá:
- HS làm bài tập 1,3 SGK.
5. Dặn dò:
- HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại vào vở bài tập.
- Ôn tập lý thuyết (mol, khối lượng mol, thể tích mol, tỷ khối của chất khí, làm bài tập trang 79.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
…...………..………. ……….
Ngày soạn:12.12.09 Ngày dạy: 19.12.09
Tiết 34 BÀI 23: BÀI LUYỆN TẬP 4
I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: số mol chất (n) và khối lượng chất (m), số mol chất khí (n) và thể tích của chất khí ở đktc (v), khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc.
- Biết ý nghĩa về tỉ khối chất khí, biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí) để giải các bài toán hóa học đơn giản tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
3. Thái độ:
- Học tập tích cực, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
2. HS chuẩn bị: - Ôn lại kiến thức đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ
khối của chất khí).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:
a. Vào bài:
b. Các hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn tập các khái niệm
cơ bản.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện làm các bài tập:
+ Nhóm 1,2: 1 mol nguyên tử Fe, 1,25 mol phân tử O2. cụm từ trên có nghĩa là gì?
+ Nhóm 3,4: Các câu sau có nghĩa là gì?: Khối lượng mol của phân tử CuO là 80g, khối lượng mol của 1,5mol nguyên tử O là 24g.
+ Nhóm 5,6: Thể tích mol của 2 mol khí O2 ở đktc là bao nhiêu? So sánh thể tích mol của khí O2, CO2, H2 ở điều kiện tiêu chuẩn (biết MO2 = 32, MCO2 = 44, MH2 = 2)
- HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày, bổ sung.
- GV đưa ra sơ đồ chuyển đổi giữa các đại lượng, yêu cầu HS viết các công thức thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng đó.
- HS viết công thức, GV nhận xét. ? Điều sau đây có ý nghĩa gì?:
+ Tỉ khối của khí A đối với khí B bằng 0,5.
+ Tỉ khối của O2 đối với không khí bằng 1,2?
- HS trả lời, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức
giải các bài tập cụ thể.
- HS đọc đề bài 1,2, suy nghĩ làm vào nháp.
- GV gọi 2 HS lên bảng giải bài tập. HS ở lớp quan sát đối chiếu kết quả, nhận xét.