II. Tính chất của nước 1 Tính chất vật lý
2. Công thức hoá học
CTHH của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.
3. Phân loại
Gồm 2 loại:
-Axit không có ôxi: HCl, H2S…. -Axit co ôxi: H2SO4, H3PO4, HNO3,.
4. Tên gọi
a. Axit không có ôxi
Tên axit = axit+tên phi kim+hiđric VD: HCl: axit clohiđric,..
Gốc axit tương ứng là: - Cl: clorua
b. Axit có ôxi
-Axit co nhiều nguyên tử ôxi Tên axit = axit+tên phi kim+ic VD: HNO3 : axit nitric
Gốc axit tương ưng: - NO3: nitrat
Lưu ý Tên một số gố axit và hoá tri của chúng:
= SO4: sunphat; ≡PO4 photphat = CO3 cacbonat, ..
-Axit có ít nguyên tử ôxi Tên axit = axit+tên phi kim+ơ VD: H2SO3: axit sunfurơ = SO3 sunfit
II. Bazơ
1. Khái niệm
Là hợp chất trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđrôxit (-OH).
sát trả lời câu hỏi:
? Nhận xét gì thành phần phân tử của các bazơ?
? Nhận xét gì về mối quan hệ giữa số nhóm (-OH) với hóa trị của nguyên tử kim loại?
? Thử nêu định nghĩa của bazơ theo cách hiểu của em?
? Rút ra kết luận về CTHH của phân tử Bazơ?
- HS trả lời. GV nhận xét.
- GV: Nếu đặt M là KHHH của nguyên tố kim loại, n là hóa trị của kim loại. Hãy rút ra CT tổng quát của bazơ?
- HS trả lời. GV nhận xét.
- GV: Trở lại VD mà HS lấy để phân tích cách gọi tên của bazơ cho HS. Trong đó lưu ý đối với kim loại có nhiều hóa trị.
Yêu cầu HS gọi tên một số bazơ sau: Ba(OH)2, KOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Pb(OH)2
- HS gọi tên. Gv nhận xét.
- GV cung cấp cho HS thông tin về cách phân loại các bazơ dựa vào tính tan.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về muối.
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Kể tên một số muối thường gặp mà em biết?
- HS trả lời.
- GV nhận xét. Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc hóa trị và công thức tổng quát.
- GV treo bảng phụ 3 (phụ lục), yêu cầu HS quan sát, điền các thông tin vào bảng phụ, sau đó thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:
1. Nhận xét về thành phần của phân tử muối?
2. Dựa vào quy tắc hóa trị rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa số nguyên tử của kim loại và số gốc axit với hóa trị của chúng?
2. Công thức hoá học
CTHH của bazơ gồm một nguyên tử kim loại (M) và 1 hay nhiều nhóm hiđrôxit (-OH).
CTTQ: M(OH)n với n là hóa trị của kim loại.
3. Tên gọi.
Tên bazơ= Tên kim loại (kèm hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + hiđroxit
VD: NaOH: Natri hiđroxit Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit.
4. Phân loại
Dựa vào tính tan người ta chia bazơ thành 2 loại:
a. Bazơ tan được trong nước (Kiềm)
VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
b.Bazơ không tan trong nước.
VD: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2,..
III. Muối
1. Khái niệm
Là hợp chất trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit.
2. Công thức hoá học
CTHH của muối gồm hai phần: Kim loại và gốc axit.
3. Viết CTPT của muối gồm 2 thành phần là Pb có hóa trị là II, và PO4 có hóa trị là III?
- HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét (sau khi HS trả lời câu 1 GV yêu cầu HS nêu định nghĩa muối) và nêu lưu ý.
- GV dựa vào bảng trên lấy 1 vài ví dụ cụ thể từ đó dẫn dắt HS đến cách gọi tên muối.
Yêu cầu HS gọi tên một số muối sau: Al(SO4)3, PbCl2, Mg(NO3)2, FeSO4, Fe(NO3)3, K2SO3.
- HS trả lời. GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát bảng 3, dựa vào CTPT của muối, theo em nên chia các muối thành mấy loại? Đó là loại nào? ? Lấy 3 ví dụ cho mỗi loại và gọi tên chúng?
3. Tên gọi.
Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit. VD: ZnCl2: Kẽm clorua.
Fe(NO3)2: Sắt (II) nitrat.
4. Phân loại.
Dựa vào thành phần của muối, người ta chia muối ra làm 2 loại:
a. Muối trung hòa: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: Na2SO4, CaCO3, FeSO4,…
b. Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: NaHCO3, Ca(HCO3)2, KHCO3
4. Kiểm tra đánh giá - củng cố:
- HS làm bài tập:
Bài 1: Hãy khoanh tròn vào các chữ a hoặc b, c, d chỉ ý đúng
1. Muối nhôm clorua là muối có công thức hóa học sau: a. Al2Cl3 b. Al3Cl
c. AlCl2 d. AlCl3
2. Trong các nhóm hợp chất sau, nhóm nào toàn là muối: a. KOH, CuCl2, ZnSO4, HNO3
b. Al2O3, NaOH, FeCl3, CaCO3 c. CuCl2, ZnSO4, CaCO3, FeCl3 d. Ca(OH)2, Ba(OH)2, H2SO4, HCl
Bài 2: Sắp xếp các muối sau vào các cột tương ứng ở bảng sau
Các muối Muối axit Muối trung hòa
a. NaCl. b. CaCO3. c. Ca(HCO3)2. d. Fe(SO4)3. e. NaHCO3. f. NaHSO4. g. FeSO4. h. K2SO4. i. MgSO4.
k. Na2HPO4 l. NaH2PO4
5. Dặn dò:
- HS về nhà học bài, làm các bài tập 37.2,37.3,37.11,37.18/45/sbt. - Ôn lại các kiến thức theo sự hướng dẫn của bài 38.
- Chuẩn bị trước ở nhà các bài tập của bài 38.
PHỤ LỤC
Bảng 1:
Tên axit Công thức hóa học
Thành phần Hóa trị của
gốc axit Số nguyên tử H Số gốc axit
Axit clohiđric HCl
Axit nitric HNO3
Axit sunfuric H2SO4 Axit cacbonic H2CO3 Axitphotphoric H3PO4 Bảng 2:
Tên bazơ Công thức
hóa học Thành phần Hóa trị của kim loại Số nguyên tử kim loại Số nhóm hiđroxit (OH)
Natri hiđroxit NaOH
Kali hiđroxit KOH
Canxi hiđroxit Ca(OH)2 Sắt(III)hiđroxit Fe(OH)3 Bảng 3:
Tên muối Công thức
hóa học Thành phần Hóa trị Số nguyên tử kim loại Số gốc axit Kim loại Gốc axit
Natri clorua NaCl
Kẽm clorua ZnCl2
Natrihidrosunfat NaHSO4 Nhôm sunfat Al2(SO4)3 Kalihiđrocacbonat KHCO3 Kalihiđrôphotphat K2HPO4 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……….……… ………
Ngày soạn:11.4.2010 Ngày dạy:12.4.2010
Tiết: 57 BÀI 38: BÀI LUYỆN TẬP 7
I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống kiến thức và các khái niệm hoá học về thành phần hoá học của nước và các tính chất hoá học của nước.
- HS hiểu và biết định nghĩa , công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối.
-Nhận biết được các axit có oxi và axit không có oxi, bazơ tan và ba zơ không tân, muối axit và muối trung hoà.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài tập hoá học cho HS 3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: 1 Giáo viên:
- Hệ thống các câu hỏi bài tập đã ghi sẵn ở bảng phụ 2. Học sinh:
- Đọc và làm trước các bài tập phần luyện tập III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV; Phân HS thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận nội dung sau:
- Thành phần hoá học của nước,