1.Trong phòng thí nghiệm:
- Trong phòng thí nghiệm, khí hidro được điều chế bằng cách cho axit( HCl hoặc H2SO4) tác dụng với kim loại(Zn, Fe, Al) - Khí hidro được thu bằng phương pháp dời chỗ nước hoặc dời chỗ không khí. PTHH:
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2
2. Trong công nghiệp
Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng cách đIện phân nước
hidro trong công nghiệp
Hoạt động 2 Tìm hiểu về phản ứng thế
GV yêu cầu HS quan sát 2PTHH để trả lời câu hỏi:
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2
- Nguyên tử của đơn chất Zn, Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit? - Hai phản ứng đó được gọi là phản
ứng thế.Vậy phản ứng thế là gì? HS: trả lời GV nhận xét 2H2O 2H2 + O2 II. Phản ứng thế Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
VD:
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2
4. Kiểm tra đánh giá:
Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng thế: a. Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
b. Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2 c. Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu d. Na2SO4 + BaCl2 —> BaSO4 + 2NaCl
5. Dặn dò:
- HS về nhà học bài, làm các bài tập1,2,3/117.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương theo hướng dẫn của bài 34
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 51: Bài 34 BÀI LUYỆN TẬP 6 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố,hệ thống hoá kiến thức và các khái niệm về khí hidro
- HS biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sư khử, sự ôxi hoá, chất khử, chất ôxi hoá, phản ứng ôxi hoá - khử.
- HS nhận biết được phản ứng ôxi hoá khử, chất khử, chất ôxi hoá trong các phản ứng hoá học, biết nhận ra phản ứng thế và so sánh với phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết và nhận biết các phản ứng hoá học - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập
3. Thái độ:
- ý thức học tập nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ:
GV hệ thống câu hỏi hệ thống kiến thức HS ôn lại toàn bộ kiến thức của chương
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. ổn định 1. ổn định
2. Kiểm tra 3. Bài mới 3. Bài mới
Hoạt động1 Củng cố, hệ thống hoá các
kiến thức
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi:
Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học của khí hidro?
Trong phòng thí nghiệm khí hidro được điều chế bằng cách nào?Viết PTHH minh hoạ?
Dựa vào tính chất vật lý của khí hidro nêu phương pháp thu khí hidro trong phòng thí nghiệm?
Phản ứng thế là gì ? Viết PTHH minh hoạ?
Phản ứng ôxi hoá- khử là gì? viết PTHH minh hoạ, trong đó chỉ rõ đâu là sự khử, đâu là sự ôxi hoá? đâu là chất khử? đâu là chất ôxi hoá?
HS trả lời GV nhận xét
I. Kiến thức cần nhớ
Hoạt động 2 Bài tập
GV gọi 4 HS lên bảng làm các bài tập 1,2,3,4 và yêu cầu các HS còn lại làm vào vở bài tập rồi nhận xét
HS làm bài tập GV hướng dẫn và nhận xét. II Bài tập Câu 1. t cao a. 2H2 + O2 —> H2O t cao b. 3H2 + Fe2O3 —> 3H2O + 2Fe t cao c. 4H2 + Fe3O4 —> 4H2O + 3Fe t cao d. H2 + PbO —> H2O + Pb Phản ứng hoá hợp: a Phản ứng thế: b, c, d. Phản ứng ôxi hóa- khử : a, b,c, d. Câu 2.
Dùng que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ: lọ làm que đóm cháy sáng bùng lên là lọ chứa khí O2, lọ có ngọn lửa cháy màu xanh mờ là lọ chứa khí H2, lọ còn lại là lọ chứa không khí( lọ không làm ngọn lửa thay đổi)
Câu 3. Câu c Câu 4. Các PTHH: a. CO2 + H2O —> H2CO3 b. SO2 + H2O —> H2SO3 c. Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2 d. P2O5 + H2O —> H3PO4 e. PbO + H2 —> Pb + H2O Các phản ứng hoá hợp: a, b, d. Các phản ứng thế: c, e. Phản ứng ôxi hoá- khử: e
4.Kiểm tra đánh giá:
GV có thể dựa vào sự hiểu bài của HS để củng cố thêm những kiến thức HS còn chưa nắm vững
5. Dặn dò:
HS về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức vừa học Đọc và chuẩn bị trước ở nhà bài35.