BÀI22: CHUYỂN HOÁ NĂNGLƯỢNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 41 - 43)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

BÀI22: CHUYỂN HOÁ NĂNGLƯỢNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ Hiểu được khái niệm năng lượng và các dạng năng lượng trong TB là thế năng, động năng. Phân biệt thế năng với động năng bằng cách đưa ra các ví dụ.

+ Hiểu được quá trình chuyển hoá năng lượng. Cho VD chuyển hoá các dạng năng lượng.

+ Nhận biết được cấu trúc phân tử ATP và chức năng của ATP.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ hình 21.1,21.2, 21.3 SGK và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào trong tb sống? chúng chuyển hoá ra sao...

2. Tiến trình bài mới:

Hoạt đông1: KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK trang 71. Năng lượng là gì?

Hãy kể tên các dạng năng lượng?

Quan sát hình 21. 1 để timg hiểu sự khác nhau giữa 2 trạng thái tồn tại của năng lượng là thế năng và động năng?

+ Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

+ Có nhiều dạng năng lượng khác nhau: Điện năng, Quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng...

+ Thế năng: là trạng thái tiềm ẩn của ănng lượng. hay nănglượng ở dạng ẩn dấu, không bộc lộ. Khi gặp đièu kiện nhất định năng lượng tièm ẩn chuyển sang trạng thái động năng có liên quan đến hình thức chuyển động của vật chất. + Động năng là dạng năng lượng đã bộc lộ, năng lượng đã tạo ra công tương ứng. + các dạng có thể chuyển hoá tương hỗ và cuối cùng thành dạng nhiệt.

Hoạt động2: CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV: Chuyển hoá năng lượng là gì? có vai trò gì đối với các hoạt động sống của cơ thể?

HS đọc nội dung SGK trang 72 để trả lời. GV nhận xét và bổ sung.

HS lấy VD để minh hoạ.

+ Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho hoạt động sống gọi là sự chuyển hoá năng lượng.

+ VD: SGK.

+ Trong cơ thể SV có nhiều quá trình đòi hỏi năng lượng thường xuyên như các phản ứng sinh hoá tổng hợp các chất, tái sinh các tổ chức, thực hiện công cơ học hay công điện hoặc chuyển hoá thông tin dưới dạng dòng điện sinh học. + Dòng năng lượng sinh học là dòng năng lượng trong TB, dòng năng lượng từ TB này sang TBkhác, hoặc từ cơ thể này sang cơ thể khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong hệ thống sống năng lượng thường được dự trữ trong các liên kết hoá học.

Hoạt động3: ATP-ĐỒNG TIỀN NĂNG LƯỢNG

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv cho HS nghiên cứu kệnh hình và

kênh chữ trong SGK trang 72 mục III, để trình bày cấu tạo của ATP và giải thích TS ATP được coi là đồng tiền năng lượng?

GV cho HS quan sát hình 21.3, rút ra vai trò của ATP.

+ ATP cấu tạo gồm:

Phân tử đường ribôzơ được làm khung để gắn ađenin và 3 nhóm phôtphat.

Chỉ có 2 liên kết phôtphát ngoài cùng là liên kết cao năng, nó mang nhiều năng lượng và dễ bị bẻ gãy để cung cấp năng lượng cho TB.

+ ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP. Rồi gần như ngay lập tức ADP được gắn thêm nhóm phôtphat để tạo thành ATP. + Cứ một lần bẻ gảy một P tạo ra 7,3Kcal, nên ATP cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống trong TB.

+ Vai trò của ATP: SGK D. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Về nhà đọc bài mới.

Tiết23: Ngày

soạn: .../ .../...

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 41 - 43)