BÀI23: HÔ HẤP TẾ BÀO I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 45 - 48)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

BÀI23: HÔ HẤP TẾ BÀO I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ HS hiểu được khái niệm hô hấp TB.

+ Mô tả các giai đoạn : đường phân, chu trình Crep, Nắm được khái quát quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ qua sơ đồ.

+ Rèn tự duy phân tích, tổng hợp thông qua việc học sinh phân tích sơ đồ đường phân và chu trình Crep, kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ hình 23.1, 23.2, 23.3, SGK và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Enzim là gì? nêu vai trò của enzim trong chuyển hoá của TB. C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Vật chất và năng lượng luon gắn liền với nhau, chuyển hoá năng lượng phải gắn liền với chuyển hoá vật chất. Bài trước ta đã nghiên cứu về enzim, hôm nay chúng ta nghiên cứu về các phản ứng sinh hoá phân giải chất hữu trong TB để giải phóng năng lượng. Hô hấp TB.

2. Tiến trình bài mới:

Hoạt đông1: KHÁI NIỆM

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Gv cho HS nghiên cứu SGK trang 78, + Hô hấp TB là quá trình chuyển hoá

rồi căn cứ vào sơ đồ 23.1 để trình bày khái niệm về hô hấp.

HS trả lời và GV nhận xét bổ sung.

năng lượng diễn ra trong mọi TB sống. Nhờ quá trình này, các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian rồi cuối cùng đến CO2 và H2O, đông thời năng lượng được tích luỹ trong các chất hữu cơ được giải phóng chuyển thành năng lượng dễ sử dụng cho mọi hoạt động của TB là ATP.

+ HH TB thực chất là một chuỗi phản ứng oxi hoá khử sinh học. Thông qua chuỗi này, phân tử hữu cơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau mà không giải phóng ồ ạt ngay một lúc.

+ Phương trình tổng quát:

C6H12O6 + O2 CO2 + H2O + ATP.

Hoạt động2: CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA HÔ HẤP TẾ BÀO.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Gv cho HS quan sát sơ đồ 23.1 để rút ra các giai đoạn chính trong quá trình hô hấp.

HS đọc nội dung muc1 trang 79 SGK để trả lời câu hỏi:

+ Đường phân là gì? xảy ra ở đâu? nguyên liệu tham gia, sản phẩm cuối cùng là gì?

+ Hãy quan sát hình 23.2, hãy cho biết đường phân có những giai đoạn nào? mô tả các giai đoạn đó.

GV cho HS quan sát hình 23.3. Hayc cho biết chu trình Crep có những giai đoạn nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đường phân:

+ Là quá trình biến đổi glucôzơ xảy ra trong tế bào chất.

+ Kết quả của đường phân:

Từ một phân tử glucôzơ tạo ra 2 phân axit piruvic và 2 ATP cùng với 2 phân tử NADH.

+ Các giai đoạn cơ bản: - SGK.

2. Chu trình Crep:

+ Axit piruvic chuyển vào chất nền của ty thể.

+ 2 phân tử piruvic bị oxi hoá thành 2 axêtyl-coenzimA, giải phóng 2CO2 và 2 NADH.

+ Axetyl-CoA đi vào chu trình Crep. +Mỗi vòng chu trình Crep, một phân tử axetly-CoA sẽ bị oxi hoá hoàn toàn tạo 2 phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và 3 phân tử NADH. D. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Về nhà đọc bài mới.

Tiết25: Ngày

soạn: .../ .../...

BÀI24: HÔ HẤP TẾ BÀO (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ Mô tả giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp.

+ Hiểu được quá trình phân giải các chất cao phân tử sinh học. phân tích được mối quan hệ giữa đường phân chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.

+ Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các quá trình phân giải vật chất.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ hình 24.1, 24.2, 24.3, SGK và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Hô hấp TB là gì? Có thể chia làm mấy giai đoạn chính, là những giai đoạn nào? mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp diễn ra ở đâu?

C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Chúng ta đã học 2 giai đoạn trong quá trình hô hấp hôm nay chúng ta đi vào giai đoạn cuối cùng. VS nói giai đoạn này là giai đoạn tạo ra nhiều năng lượng nhất... 2. Tiến trình bài mới:

Hoạt đông1: Chuỗi chuyền êlectron hô hấp (hệ vận chuyển điện tử) và sơ đồ tổng quát.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS đọc thông tin SGK, sử dụng hình 24.1 để HS giải thích sơ đồ chuỗi hô hấp. sau đó GV giải thích rõ về mặt năng lượng tạo ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV yêu cầu HS mô tả đường đi của H+ và đường đi của êlectron.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 24. 2 SGK, yêu cầu HS giải thích mối quan hệ giứa đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp. chú ý đến vị trí xảy ra các quá trình đó trong TB. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong TB không có oxi?

HS suy nghĩ rồi giải thích cho các em thấy sự hkác nhau giữa hô hấp hiếu khí (có oxi) và hô hấp kị khí (không có oxi). Không có oxi thì không xảy ra phản ứng H+ + O2 để tạo nước, do đó các phản ứng trong chu trình Crep không xảy ra.

1. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp:

Trong giai đoạn này điện tử sẽ chuyền từ NADH và FADH2 tới oxi thông qua một chuỗi các phản ững oxi hoá khử kế tiếp nhau. Các thành phần của chuỗi hô hấp được định vị trên màng trong cuả ty thể.

2. Sơ đồ tổng quát: SGK

Hoạt động2: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT KHÁC

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV cho HS nghiên cứu sơ đồ SGK

trang 81, HS tự trình bày các quá trình phân giải các chất. GV nhận xét và bổ sung.

+ Ngoài quá trình phân giải cacbohiđrat trong TB còn phân giải các chất cao phân tử như: lipit, protein. Hơn nữa giữa các quá trình phân giải còn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Phân giải protein:

Trước khi protein đi vào hô hấp chúng bị phân huỷ thành axit amin. Sự phân giải các axit amin bao gồm sự loại amin, loịa cacboxyl và chuyển hoá mạch bên rồi đi vào chu trình Crep.

Như vậy sản phẩm cuối cùng của sự phân giải axit amin là CO2, H2O, NH3. Ở ĐV, NH3 bị thải ra ngoài, còn TV và VSV NH3 được tái sử dụng để tạo các axit amin hay các axit để giải độc cho cây.

+ Phân giải lipit:

Giai đoạn đầu tiên của sự phân giải lipit là quá trình thuỷ phân tạo ra glixêrol và axit béo dưới tác dụng của enzim lipaza. Glixêrol được biến đổi đi vào chu trình Crep để giải phóng CO2 và H2O, năng lượng (hoặc các phản ứng ngược với đường phân để tổng hợp nên saccarit). Các axit béo bị oxi hoá tạo thành axêtly - CoA rồi đi vào chu trình Crep để giải phóng CO2, H2O và năng lượng.

+ Phân giải axit nuclêic (Nếu có thời gian):

Các axit nuclêic bị thuỷ phândưới tác dụng của các enzim tạo ra các Nu, sau đó dưới tác dụng enzim nuclêaza các Nu bị phân giải thành đường, bazơ, H3PO4. Các chất đó hoặc được sử dụng để tạo nên cavs axit amin hay tổng hợp nên các Nu mới.

D. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Về nhà đọc bài mới.

Tiết26: Ngày

soạn: .../ .../...

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 45 - 48)