BÀI30: GIẢM PHÂN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 56 - 58)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

BÀI30: GIẢM PHÂN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ Hiểu và trình bày được những diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân, đặc biệt là những động thái của các cặp NST tương đồng.

+ Giải thích TS giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau?

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ hình 30.1, 30.2 SGK và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Trình bày đặc điểm của các kì trong nguyên phân. C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

TS giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiễm?... 2. Tiến trình bài mới:

Hoạt đông1: Những diễn biến cơ bản của giảm phân

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK trang 100, và trả lời các câu hỏi:

+ Giảm phân xảy ra đối với loại TB nào? xảy ra ở đâu?

+ Giảm phân gồm mấy lần phân bào?

HS quan sát hính 30.1 và 30.2 hảy trả lời các câu hỏi sau:

+ Những sự kiện nào diễn ra ở cặp NST tương đồng khi ở kì đầu lần phân bào I và nêu ý nghĩa của chúng?

+ TS nói sự vận động của các cặp NST tương đồng diễn ra ở kì sau lần phân bào I là cơ chế tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp NST khác nhau?

+ Có thể nhận xét gì về bộ NST của các TB con được tạo ra trong giảm phân?

+ Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở TB sinh dục chín. xảy ra ở vùng C trong ống sinh dục.

+Giảm phân gồm 2 lần phân bào. 1. Lần phân bào 1:

*Ở kì đầu: Các NST kép co xoắn, đính vào màng nhân sắp xếp định hướng. Có sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và diễn ra TĐC giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em. Tiếp theo là tách rời các NST trong cặp tương đồng và tách khỏi màng nhân.

*Ở kì giữa: Từng cặp NST kép trong cặp tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.(xếp thành 2 hàng).

*Kì sau: Mỗi cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực TB.

* Kì cuối: 2 nhân mới được tạo nên đều có bộ NST đơn bội kép. Sự phân chia TBC diễn ra hình thành 2 TB con chứa bộ NST đơn bội kép, chúng khác nhau về nguồn gốc thậm chí cả cấu trúc.

2. Phân bào 2:

Tiếp theo sau kì trung gian là phân bào II diễn ra nhanh chóng và cũng có 4 kì. Ở kì đầu thấy rõ số lượng NST kép đơn bội, ở kì giưa NST kép xếp thành hàng một trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Ở kì sau sự phân chia tâm động đã tách hoàn toàn 2 NStử chị em và mỗi chiếc đi về mỗi cực của TB.

Tiếp theo kì cuối, các nhân mới được

hình thành đều chứ bộ NST đơn bội và có sự phân chia TBC tạo thành các TB con.

Kết quả, từ một TB mẹ ban đầu cho 4 TB con có bộ NST giảm đi một nửa. Hoạt động2: Ý nghĩa của giảm phân

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghien cứu nội dung SGK và tự rút ra vai trò của giảm phân.

Giải thích TS giảm phân và thụ tinh là 2 quá trình phức tạp, tiêu tốn nhiều nguyên liệu , thời gian và gặp nhiều khó khăn nhưng sự tiến hoá vẫn cần có 2 quá trình trên?

+ Giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội và qua thụ tinh để phục hồi bộ NST lưỡng bội của loài.

+ Nếu không có giảm phân, thì thụ tinh sẽ làm tăng bộ NST của loài theo bội số. + Giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST của loài. Nhờ đó ,mà thông tin DT được truyền một cách chính xác từ thể hệ này sang thế hệ khác.

+ Sự phân li và trao đổi chéo đã làm tăng tính biến dị tổ hợp...

D. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Hướng dẫn làm bài thực hành.

Tiết32: Ngày

soạn: .../ .../...

BÀI 31: THỰC HÀNH:

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w