BÀI41: I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 73 - 76)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

BÀI41: I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ Trình bày được một số yếu tố vật lí ảnh hưởng lên sinh trưởng của VSV.

+ Vận dụng ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh nói trên để điều chỉnh sinh trưởng của VSV và ứng dụng trong đời sống của con người.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

Một số tranh ảnh có liên quan đến các VSV sinh trưởng ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Hayc kể tên các chất dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV. C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Các em đã học xong vai trò của các yếu tố hoá hoạc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV, vạy các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến VSV không? nó tác động như thế nào?

2. Tiến trình bài mới:

Hoạt động 1: Nhiệt độ.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu sơ đồ ở SGK trang 137.

HS điền vào ô trống, từ đó rút ra kết luận các nhóm VSV với nhiệt độ. HS giải thích TS VSV sống được trong các điều kiện nhiệt độ đó?

+ Dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích, VSV được chia thành 4 nhóm chủ yếu:

- VSV ưa lạnh: VSV sinh trưởng được trong điều kiện nhiệt độ < 150C.

Do các enzim và các protein vận chuyển dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit chưa bảo hoà, nhờ vậy khi ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì được trạng thái bán lỏng. Khi ở nhiệt độ cao màng sẽ bị vỡ.

- VSV ưa ấm: VSV sinh trưởng được trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 400C. Đa số các VSV thuộc nhóm VSVđất, nước, VSV gây hư thức ăn, ...

- VSV ưa nhiệt: VSV sống trong điều kiện nhiệt độ tối ưu từ 55 - 650C. Do riboxom và các enzim của chúng thích ứng với nhiệt độ cao.

- VSV ưa siêu nhiệt: VSV sống trong điều kiện nhiệt độ tối ưu từ 85 - 1100C.

Hoạt động2: pH.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK trang 138, để phân VSV thành các nhóm như ở nhiệt độ.

HS lấy ví dụ để minh hoạ.

HS hoạt động cá nhân. Tự trình bày,

Dựa vào pH thích hợp, VSV được chia thành 3 nhóm chủ yếu:

+ Nhóm ưa trung tính: VSV sinh trưởng tốt nhất ở pH = 6 - 8, ngừng sinh trưởng ở pH<4 hoặc pH>9. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS khác bổ sung và GV kết luận. Hãy kể tên một số VK ưa axit thường gặp trong thức ăn hàng ngày? Trong tự nhiên nhièu VK ưa trung tính tạo thành những chất thải có tính axit hoặc kiềm, vậy mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó. hãy giải thích VS?

Công nghiệp SX xà phòng bột và chất tẩy rửa sử dụng một số enzim VSV. Theo em, các enzim này phải có đặc tính gì? VS?

Do ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong TB.

+ Nhóm ưa axit: VSV sinh trưởng tốt nhất ở pH = 4 - 6, H+ chỉ làm cho màng sinh chất của chúng vững chắc nhưng không tích luỹ bên trong TB, do đó pH nội bào vẫn duy trì trung tính.

+ Nhóm ưa kiềm: VSV sinh trưởng tốt nhất ở pH >9, chúng duy trì pH nội bào gần trugn tính nhờ khả năng tích luỹ ion H+ từ bên ngoài.

Hoạt động 3: Áp suất thẩm thấu và bức xạ.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK trang 138 mục III, để nêu được vai trò của áp suất thẩm thấu và các môi trường VSV có thể sống.

Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng (nhược trương), TBC của VK sẽ rút nước từ ngoài vào TB làm TB căng lên. Theo em TB VK có bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào tăng lên hay không? TS?

GV thông báo cho HS có 2 loại bức xạ có ảnh hưởng đến VSV. Dựa trên cơ sở vật lí các em đã học để giải thích.

III. Áp suất thẩm thấu: + Môi trường ưu trương:

Là loại môi trường có nồng độ cao hơn nồng độ của TB.

Nước trong TB sẽ đi ra môi trường, làm cho TB teo lại, hiện tượng này gọi là co nguyên sinh.

+ Môi trường nhược trương: Là loại môi trường có nồng độ các chất thấp hơn nồng độ TB.

Khi đó nước từ môi trường sẽ đi vào TB làm TB cương nước.

+ Môi trương đẳng trương:

Là loại môi trường có nồng độ các chất ở trong TB và môi trường bằng nhau.

IV. Bức xạ:

+ Bức xạ ion hoá: Là các tia phóng xạ, có tác dung phá huỷ ADN.

+ Bức xạ không gây ion hoá: Là các tia tử ngoại. Kìm hãm sự sao mã và tự sao của VSV

D. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. E. Dặn dò:

GV hướng dẫn HS về nhà làm bài thực hành.

Tiết 42: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT.

I. MỤC TIÊU:

HS tiến hành được các thao tác nhuộm đơn TB và quan sát được hình dạng của một số loại nấm men, VK, nấm mốc và các bào tử nấm mốc.

II. Chuẩn bị:

1. Dụng cụ hoá chất:

+ Que cấy vô trùng, phiếm kính sạch, đèn cồn, kính hiễn vi, chậu đựng nước rửa, pipet, giấy lọc cắt nhỏ (cở 2 x 3cm), ống nghiệm.

+ Dung dịch fucsin 1%, nước cất. 2. Nguyên liệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nấm men: Tốt nhất là dùng dung dịch lên men hoặc bột bánh men tán nhỏ hoà với dung dịch đường 10% trươc 24h.

+ Nước váng dưa chua.

+ Một số tiêu bản làm sẵn của một số loại VSV và bào tử nấm mốc. III. Nội dung:

1. Nhuộm đơn và quan sát TB nấm men: + Cách tiến hành: SGK.

+ Yêu cầu: Quan sát được nấm men hình trái xoan có TB nẩy chồi. 2. Nhuộm đơn phát hiện VSV trong khoang miệng:

+ Cách tiến hành: SGK.

+ Yêu cầu: Quan sát được cầu khuẩn và trực khuẩn. 3. Quan sát nấm sợi trên thực phẩm mốc:

+ Cách tiến hành: SGK.

+ Yêu cầu: Quan sát được hình dạng của một số nấm mốc. 4. Quan sát tiêu bản một số loại VSV và bào tử nấm:

Lần lượt đưa các tiêu bản một số loại VSV và bào tử nấm lên soi kính. IV. Thu hoạch:

Viết thu hoạch và vẽ hình VSV quan sát được. V. Dặn dò:

Kiểm tra 1 tiết.

Tiết 43: KIỂM TRA MỘT TIẾT.

I. MỤC TIÊU:

+ Nhằm giúp HS củng cố lại kiến thức đã học. + Đánh giá kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 73 - 76)