CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Tiết 40: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT.

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 68 - 71)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Tiết 40: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT.

Tiết 40: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT.

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

HS học xong bài này phải:

+ Nêu được đặc điểm về sinh trưởng của VSV nói chung và VK nói riêng.

+ Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng ở đường cong sinh trưởng của VK trong hệ thống đóng.

+ Nêu được nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trưởng của VSV để tạo ra những sản phẩm cần thiết.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ hình 38.1 SGK và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:Các em đã biết về VSV, liẹu nó sinh trưởng có giống với SV đa bào hay không? Thế nào là sinh trưởng của quần thể VSV? ....

2. Tiến trình bài mới:

Hoạt động1: Khái niệm về sinh trưởng của VSV.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Sinh trưởng ở VSV là gì? nó có khác gì so với sinh trưởng ở cơ thể đa bào?

+ Thời gian thế hệ là gì? nó phụ thuộc vào yếu tố nào? cho ví dụ.

+ Sinh trưởng là sự gia tăng số lượng tế bào VSV.

+ Thời gian từ khi sinh ra 1 TB cho đến khi TB đó phân chia hoặc số TB trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ.

+ Thời gian thế hệ phụ thuộc vào loài VSV, môi trường nuôi cấy, nhiệt độ...

+ N = N0 . 2n. Hoạt động 2: Sinh trưởng của quần thể sinh vật.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Môi trường nuỗi cấy không liên tục là gì?

+ Quan sát hình vẽ 38 và nội dung SGK để trình bày đặc điểm của các pha.

TS pha tiềm phát số TB không tăng.

TS pha luỹ thừa số lượng TB tăng nhanh? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong môi trường tự nhiên, pha luỹ thừa ở VK có diễn ra không? TS? Nguyên nhân nào số lượng TB mới sinh ra bằng số lượng TB chết?

Nguyên nhân nào làm số lượng TB trong pha suy vong giảm?

Môi trường nuôi cấy liên tục là gì? Nó có ý nghĩa gì?

1. Nuôi cấy không liên tục:

+ Nuôi cấy không liên tục là hiện tượng người ta không cho vào môi trường cũng không rút sinh khối TB ra khỏi bình.

+ Pha tiềm phát:

Đây là thời gian mới bỏ VK vào bình, chúng bắt đầu mới tiếp nhậ môi trường mới, do đó chúng tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha luỹ thừa:

Pha này, VK bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng TB tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hàng số, quá trình trao đổi chất diến ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng:

Trong pha này, tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của VK giảm dần. số lượng TB đạt cực đại và không đổi theo thời gian. Kích thước TB nhỏ hơn pha luỹ thừa.

+ Pha suy vong:

Pha này thể hiện ở số lượng TB chết vượt số lượng TB mới được tạo thành.

2. Nuôi cấy liên tục:

+ Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới cũng như rút bỏ các chất thải và sinh khối của TB dư thừa. + Với môi trường này pha luỹ thừa thường kéo dài qua nhiều thế hệ. IV. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Đọc nội dung bài mới.

Tiết 41: SINH SẢN Ở VI SINH VẬT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ Nêu được một số hình thức sinh sản của VSV nói chung, của VK và nấm nói riêng. + Phân biệt sự sinh sản theo kiểu phân đôi, nẩy chồi, bào tử hữu tính và bào tử vô tính của VSV.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Một số tranh vẽ về bào tử của xạ khuẩn, ở nấm men, ... và một số mẫu vật bị mốc.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Sinh trưởng của VSV là gì? nếu 4 pha sinh trưởng của quần thể VK trong môi trường nuôi cấy không liên tục.

C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

VSV sinh sản như thế nào nó có những hình thức sinh sản nào? để giải quyết vấn đề này ta vào bài....

2. Tiến trình bài mới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 1: Sinh sản của VSV nhân sơ.

Hoạt động của Thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu nội dung SGK hoạt động cá nhân và trả lời các

câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các hình thức sinh sản của TB nhân sơ.

+ Hình thức phân đôi ở VK được thể hiện như thế nào?

Đối tượng nào thì có hình thức nảy chồi? đối tượng nào có hình thức sinh sản bằng bào tử? có phải khi nào bào tử cũng là sinh sản hay không? TS?

1. Phân đôi:

TB tăng lên về kích thước, tạo nên thành và màng, tổng hợp mới các enzim và ribôxom đồng thời có sự nhân đôi của ADN.

Sau khi TB đạt gấp đôi chiều dài hoặc gấp đôi đường kính, một vách ngăn sẽ phát triển tách 2 ADN giống nhau và TBC thành 2 phần riêng biệt. Cuối cùng thành TB hoàn thiện và 2 TB con rời nhau.

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

+ Xạ khuẩn sinh sản bằng cách phân cắt phần đỉnh của sợi sinh khí thành một chuỗi bào tử. Khi phát tán đến một cơ chất thuận lợi, mỗi bào tử sẽ nẩy mầm cho một cơ thể mới.

+ Một số VK sống trong nước lại sinh sản nhờ nảy chồi, TB mẹ tạo thành một chồi cực lớn, chồi lớn dần rồi tách thành một VK mới.

Hoạt động 2: Sinh sản của sinh vật nhân thực.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK trang 131 mục 1 phần II; cho HS hoạt động nhóm. nghiên cứu về các hình thức sinh sản của SV nhân thực.

Cử đại diện lên trình bày, các nhóm

1. Phân đôi và nảy chồi:

+ Nấm men, chỉ có mọt số ít sinh sản bằng phân đôi còn đa số sinh sản bằng cách nảy chồi.

+ Trên TB mẹ xuất hiện một chồi,

khác bổ sung, GV nhận xét và rút ra kết luận.

chồi lớn dần, nhân dầy đủ thành phần của TB mẹ rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ.

2. Sinh sản hữu tính và vô tính:

+ Nấm men cũng có hình thức sinh sản vô tính, khi TB lưỡng bội giảm phân cho 4 bào tử đơn bội có thành dày trong TB mẹ, thành TB mẹ trở thành một túi chứa các bào tử.

Khi túi vỡ, các bào tử được giải phóng, các bào tử đơn bội khác giới sẽ kết hợp với nhau tạo thành một TB lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ. + Bào tử vô tính nảy chồi trên đỉnh sợi nấm khí sinh hoặc tạot hành bên trong túi nằm ở đỉnh sợi khí sinh có vách dày gọi là bào tử áo.

+ Bào tử hữu tính bao gồm các dạng sau:

- Các nấm lớn có cấu trúc thể quả, mặt dưới thể quả có cấu trúc dạng dùi cui gọi đảm, bào tử phát triển trên đỉnh của đảm gọi là bào tử đảm. - Bào tử nằm trong một túi, một trong số túi lại chứa trong thể quả chung lớn gọi là bào tử túi.

- Bào tử tiếp hợp được bao bọc bởi vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được khô hạn và nhiệt độ cao.

- Bào tử noãn tạo thành ở một số nấm thuỷ sinh là các bào tử lớn có lông và roi.

IV. Củng cố: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Đọc nội dung bài mới.

Tiết 42: Ngày soạn:.../.../...

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 68 - 71)