BÀI40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HOÁ HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 71 - 73)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

BÀI40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HOÁ HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

CỦA VI SINH VẬT

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

+ Nhận biết được những yếu tố hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV. + Ảnh hưởng những chất độc lên sinh trưởng của VSV.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

Một số tranh ảnh có liên quan.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Trình bày các hình thức sinh sản của VK. C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Sự sinh trưởng của VSV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của các nhân tố, vậy các nhâ tố đó tác động như thế nào?...

2. Tiến trình bài mới:

Hoạt động1: Các chất dinh dưỡng chính

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV Cho HS nghiên cứu SGK, và trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của C đối với đời sống của SV?

+ Nguồn C sinh vật lấy từ đâu?

HS hoạt động cá nhân dựa trên kiến thức đã học để trình bày chức năng của các nguyên tố, nguôn thu nhân các nguyên tố đó.

1. Cacbon:

+ Tạo bộ khung cho các hợp chất hữu cơ.

+ là nguyên tố chính tham gia cấu tạo các chất sống.

+ VSV hoá dị dưỡng lấy C từ các hợp chất hữu cơ.

+ VSV tự dưỡng lấy hợp chất hữu cơ từ CO2.

2. Nitơ, lưu huỳnh, photpho:

+ Protein đều được cấu tạo từ nitơ, lưu huỳnh và photpho.

+ Chúng là thành phần cấu tạo nên axit nuclêic.

+ Nitơ được lấy từ môi trường thông qua phân giải các nhóm amin, một số sử dụng NH4+ hoặc NO3-. Một số sử dụng nitơ trực tiếp từ khí quyển thông qua việc cố định đạm.

+ Photpho tham gia vào cấu tạo axit nuclêic và ATP.

3. Oxy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dựa vào nhu cầu của oxy cần cho sinh trưởng, VSV được chia thành: - Hiếu khí bắt buộc: chỉ có thể sinh trưởng khi có oxy.

- Kị khí bắt buộc: chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt của oxy. - Kị khí không bắt buộc: có thể sử dụng oxy để hô hấp hiếu khí, khi không có oxy thì tiến hành lên men

hoặc hô hấp kị khí.

- Vi hiếu khí: Có khả năng sinh trưởng khi chỉ khi có nồng độ oxy thấp hơn nồng độ oxy trong khí quyển.

4. Các yếu tố sinh trưởng:

Đó là chất hữu cơ quan trọng mà VSV không thể tổng hợp được mà phải thu nhận trực tiếp từ môi trường: vitamin, axit amin...

Hoạt động2: Các chất ức chế sinh trưởng.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu SGK trang 135 đẻ thấy được vai trò của các chất ức chế trong việc bảo quản phòng chống bệnh.

Cho HS liên hệ thực tế trong địa phương.

GV cho HS về nhà nghiên cứu thêm vai trò của các chất gây ức chế sinh trưởng của VSV.

+ HS giải thich TS người ta thường sử dụng vàng bặc để làm đồ trang sức?

+ Các phenol và alcohol: gây biến tính protein, thường được dùng tẩy uế và sát trùng.

+ Các halogen: gây biến tính protein, dùng tẩy uế và làm sạch nước.

+ Các chất oxi hoá: sát trùng, rửa vết thương.

+ Các chất hoạt động bề mặt: giảm sức căng bề mặt của nước gây hư hại màng sinh chất...

+ Các kim loại năng: Gây biến tính và bất hoạt protein.

+ Các anđêhit: gây biến tính protein, ướp xác.

+ Chất kháng sinh: diệt khuẩn có tính chọn lọc, làm hư màng TB, kìm hãm tổng hợp protein.

IV. Củng cố:

+ HS đọc phần tóm tắt ở SGK. + trả lời các câu hỏi SGK. + Đọc bài mới.

Tiết 43: Ngày soạn:.../.../...

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 71 - 73)