BÀI34: CÁC QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 62 - 68)

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

BÀI34: CÁC QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Nắm được quá trình tổng hợp các cao phân tử sinh học chủ yếu ở VSV và thấy được các quá trình này diễn ra tương tự ở mọi sinh vật.

2. Kỹ năng:

Biết ứng dụng kiến thức đã học để nuôi trồng một số VSV có ích, nhằm thu nhận sinh khối hoặc sản phẩm chuyển hoá vật chất của chúng.

3. Thái độ:

HS thấy được vai trò của VSV trong quá trình tổng hợp các chất, ứng dụng trong XS ở thực tiển.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ hình 1 SGK và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

Phân biệt 3 loại môi trường nuôi cấy. C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:Các em đã biết được các môi trường nuôi cấy ở VSV, vậy VSV tông hợp các vật chất như thế nào? từ đó được chúng ta ứng dụng ra sao?....

2. Tiến trình bài mới:

HOẠT ĐỘNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VSV.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung.

GV yêu cầu HS nhắc lại thnàh phần hoá học của các hợp chất hữu cơ đã học. Từ đó GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hoạt động theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

Nguyên liệu tổng hợp axit nuclêic là gì? diễn ra ở đâu? thông qua các cơ chế nào?

Ở virút có lõi ARN thì tổng hợp ra sao?

Tổng hợp polisaccarit:

GV lưu ý việc tổng hợp polisaccrit thì nguyên liệu được tích luỹ năng lượng ở dạng ADP - Gluccôzơ.

HS nghiên cứu thông tin ở SGK để trả lời.

GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo hoá học của lipit, rồi từ đó cho HS nghiên cứu sơ đồ tổng hợp lipit.

HS lên trình bày GV bổ sung.

1.Tổng hợp axit nuclêic và protein: Tổng hợp Axit nuclêic diễn ra trong nhân TB nhờ cơ chế sao mã và tự sao.

Nguyên liệu tham gia các nucleôtit. Đối với virut có lõi là ARN thực hiện tổng hợp nhờ cơ chế sao mã ngược.

2. Tổng hợp polisaccarit: (glucôzơ)n + ADP - glucôzơ (glucôzơ)n + 1 + ADP.

3. Tổng hợp liptit:

Là quá trình liên kết giữa glixerol với axit béo.

HOẠT ĐỘNG II: ỨNG DỤNG SỰ TỔNG HỢP Ở VSV.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV yêu câu HS đọc thông tin ở mục 1 trang 117, để tìm hiểu quá trình SX sinh khối ở VSV.

HS hoạt động cá nhân, trình bày các hình thức SX sinh khối ở VSV.

GV cho HS nghiên cứu thông tin ở SGK để nêu lên được vai trò của các axit amin. Từ đó nêu lên được viêviệc XS axit amin.

1. SX sinh khối:

+ Ở các nước SX sinh khối trên qui mô lớn nhờ VSV.

+ Tạo ra các loại nấm ăn làm thực phẩm quí: Nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương...

+ Tảo Chlorella được dùng làm nguồn protein và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì.

+ Sử dụng các phế thải nông nghiệp, để SX sinh khối nhằm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.

2. SX axit amin:

+ axit amin là yếu tố cấu tạo nên protein.

+ Có một số axit amin không thể tổng hợp tỏng cơ thể sinh vật mà phải lấy qua nguồn thức ăn.

+ Các axit amin đó đều được tổng

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 118, để trả lời các thông tin:

+ En zim ngoại bào là gì?

+ Người ta ứng dụng enzim ngoại bào như thế nào?

GV: Gôm sinh học là gì? có vai trò gì đối với VSV? Con người ứng dụng nó như thế nào?

hợp ở VSV.

+ Một số chủng VSV đột biến cho năng suất cao như SX mì chính.

3. SX các chất xúc tác sinh học:

+ En được VSV tiết ra môi trường được gọi là enzim ngoại bào. Gồm các loại enzim:

+ Amilaza: Làm tương, SX bánh kẹo, công nghiệp dệt, ...

+ Proteaza: làm tương, chế biến thịt, công nghiệp thuộc da...

+ Xenlulaza: Chế biểnác thải, xử lí các chất phế thải nông nghiệp.

+ Lipaza: ứng dụng trong công nhiệp bột giặt, tẩy rửa.

4. SX gôm sinh học:

+ Là một polisaccarit được VSV tiết ra nhằm bảo vệ TB VSV khỏi bị khô, ngăn cản tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.

+ Ứng dụng trong SX kem, phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hoả, làm chất thay huyết tương, chiết enzim.

IV. Củng cố:

+ HS đọc phần kết luận.

+ Trả lời các câu hỏi SGK trang 119. V. Dặn dò: ô tập để kiểm tra học kì I.

Tiết 35: ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

+ Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học.

+ Nhằm nâng cao kiến thức và liên hệ được thực tế. II. Nội dung:

1.Ôn tập phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống. + Điểm qua các cấp độ tổ chức cơ thể sống.

+ So sánh đặc điểm các giới. 2. Ôn tập phần II: sinh học tế bào. + Thành phần hoá học TB.

+ Cấu tạo phù hợp với chức năng của TB. + Các con đường chuyển hoá vật chất. + Các hình thức phân bào.

3. Phần sinh học VSV.

+ Dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất ở VSV. + Các quá trình tổng hợp ở VSV.

III. Dặn dò:

Kiểm tra học kì theo đề chung của sở GD.

Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ:

Theo đề chung của sở GD.

Tiết 37: CÁC QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VSV VÀ ỨNG DỤNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Phân biệt được các quá trình phân giải ở VSV.

2. Kỹ năng: HS biết ứng dụng các hình thức phân giải trong đời sống SX. 3. Thái độ: Hiểu được vai trò và tác hại của VSV

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho HS làm bài tập tại lớp.

2. Về thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ và mẫu vật bị VSV phá hoại và các phiếu học tập chuẩn bị trước.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp: B. KT bài cũ:

C. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:Các em đã học các quá trình tổng hợp ở VSV, trông đời sống, VSV phân giải các chất như thế nào? sản phẩm của chúng được ứng dụng ra sao?VSV có tác hại như thế nào đến đời sống của con người...

2. Tiến trình bài mới:

Hoạt động I: Đặc điểm chung của quá trình phân giải VSV và ứng dụng:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS nghiên cứu phần I. GV gợi ý cho HS nhưng yếu tố cấu tạo nên các đại phân tử.

+ GV lưu ý enzim tham gia phân giải các chất đó.

+ GV cho HS nhắc lại các loại polipeptit, vì có nhiều loại như vậy nên chỉ cho HS biết một vài VD điển hình.

GV cho HS hoạt động nhóm:

Ứng dụng trong thực tiển:

I. Đặc điểm chung của quá trình phân giải VSV:

1. Sự phân giải axit nuclêic và protein:

Axit Nu Nuclêaza Nu.

Protein Proteaza axit amin. 2. Phân giải polipeptit:

Tinh bột amilaza Glucozơ. Xenlulozơ Xenlulaza Glucôzơ. 3. Phân giải lipit:

Lipit Lipaza Glixeron + axit béo.

II. Ứng dụng của các quá trình phân giải ở VSV:

1. SX thực phẩm cho người và thức ăn gia súc:

+ Tận dụng được các bã thực vật để trông nhiều loại nấm.

+ Xử lí nước thải từ các xí nghiệp chế biến sắn, khoai tây,... để dùng nuôi

GV lưu ý về công tác bảo vệ môi trường.

GV cho Đại diện các nhóm len trình bày, các nhõm khác bổ sung, GV nhận xét và kết luận.

cấy một số nấm men có khả năng đồng hoá tinh bột để XS sinh khối. + XS nước chấm, và tương.

+ Muối dưa, muối cà, SX rượu.

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng:

Phân giải các xác ĐV, TV cung cấp chất dinh dưỡng cho đất đất, tạo vòng tuần hoàn vật chất.

3. Phân giải các chất độc:

Phân giải thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm.

4. Bột giặt sinh học:

Nhằm tẩy các vết bẩn có bột, thịt, mỡ dầu... người ta sử dụng bột giặt có chứa một số enzim như: proteaza, , amilaza...

5. Cải thiện công nghiệp thuộc da: Để tẩy lông ở da ĐV người ta sử dụng các enzim proteaza, lipaza từ VSV thay cho hoá chất.

Hoạt động 2: Tác hại của quá trình phân giải ở VSV:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV cho HS tự tìm hiểu những tác hại của VSV trong quá trình phân giải, HS liên hệ thực tế và phát biểu.

Hoạt tính phân giải gây tổn thất lớn cho con người.

+ Gây hư hỏng thực phẩm.

+ Làm giảm chất lượng của các loịa lương thực, đồ dùng và hàng hoá. D. Củng cố:

+ HS độc phần tổng kết ở SGK. + Trả lời câu hỏi SGK.

E. Dặn dò: Làm bài thực hành.

Tiết 38: Ngày

soạn: .../.../...

Bài36: THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTILIC

I. Mục tiêu:

+ HS tiến hành được các bước thí nghiệm.

+ Quan sát, giải thích và rút ra kết luận các hiện tượng của thí nghiệm lên men êtilic. + HS hiểu và giải thích các bước tiến hành thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

1. Dụng cụ, hoá chất: + Bình tam giác 250ml.(1)

+ Bình thuỷ tinh trụ 2000ml (3), đánh số 1, 2, 3. + Bình thuỷ tinh trụ 500ml (mỗi nhóm 1 chiếc). 2. Nguyên liệu:

+ Dung dịch đường kính 8 - 10%, nếu bổ sung thêm dịch nước một loại quả ngọt tươi thì càng tốt.

+ Bột bánh men tán nhỏ được làm nhuyễn trong bình tam giác để trong tủ ấm 28 - 300C được làm trước đó 24h.

III. Nội dung và cách tiến hành: 1. Cách tiến hành: SGK.

2. Quan sát hiện tượng: - Bọt khí.

- Dung dịch trong bình xáo trộn như bị khuấy ở bình 3.

- Lớp váng trên mặt và lớp cặn ở đáy bình 3. - Độ đục của dung dịch ở 3 bình: 1, 2, 3. - Ngửi mùi dung dịch.

- Nếm vị của dung dịch ở 3 bình. - Nhiệt độ của dung dịch .

IV. Thu hoạch: HS hoàn thành bảng sau:

Tên các bước Nội dung các bước

Cách tiến hành Quan sát hiện tượng Giải thích hiện tượng.

Kết luận

Tiết 39: Ngày

soạn: .../.../...

Bài37: THỰC HÀNH: LÊN MEN LACTIC

I. Mục tiêu:

+ HS tiến hành được các bước thí nghiệm.

+ Quan sát, giải thích và rút ra kết luận các hiện tượng của thí nghiệm lên men lactic. + HS hiểu và giải thích các bước tiến hành thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

1. Dụng cụ, hoá chất: + Cốc đong 500ml.(1)

+ Cốc nhựa nhỏ 50ml (10 chiếc).

+ Bình thuỷ tinh hình trụ 2000ml (1chiếc). 2. Nguyên liệu:

+ Sữa đặc có đường (1hộp), sữa chua Vinamilk (1hộp). + Rau cải, muối NaCl (20g), đường saccarozơ (5g). III. Nội dung và cách tiến hành:

1. Làm sữa chua:

+ Cách tiến hành: SGK. + Quan sát hiện tượng: - Trạng thái của sữa chua. - Ngửi mùi của sữa chua. - Vị của sữa chua.

2. Muối dưa rau quả:

+ Cách tiến hành : SGK. + Quan sát và nhậ xét: - Màu sắc của rau quả. - Vị của rau quả. IV. Viết thu hoạch:

HS hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau:

Tên các bước Nội dung các bước

Làm sữa chua Muối chua rau quả Cách tiến hành

Quan sát hiện tượng Giải thích hiện tượng Kết luận.

Một phần của tài liệu giao an 10 - st (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w