II. Vai trò:
- HS lên làm bài tập, lớp bổ sung - N/c SGK
- Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho con người. + Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật. + Làm sạch môi trường nước. + Làm đồ trang trí, trang sức. - Tác hại:
+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh. + ăn hại cây trồng
- HS đọc kết luận trong SGK. - Đọc “ Em có biết “.
4. Củng cố, đánh giá: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng 1. Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì:
a- Thân mềm, không phân đốt. b- Có khoang áo phát triển. c- Cả b và c
2. Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ mực di chuyển với tốc độ nhanh a- Có vỏ cơ thể tiêu giảm
b- Có cơ quan di chuyển phát triển. c- Cả b và c
3. Những thân mềm nào dưới đây có hại a- Ốc sên, trai, sò.
b- Mực, hà biển, hến.
c- Ốc sên, ốc đĩa, ốc bươu vàng. 5 .Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK
Chương 5 : NGÀNH CHÂN KHỚP B: LỚP GIÁP XÁC
Tiết 23 : TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết được vì sao tôm sông được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi với đời sống ở nước.
- Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
- Rèn kỹ năng quan sát tranh và vật mẫu, kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm. - Mẫu vật: Tôm sông.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Nêu đặc điểm chung và vai trò của thân mềm ?
2.Vào bài: Tôm sông la đại diện điển hình của lớp giáp xác. Chúng có cấu tạo trong, cấu tạo ngoài, sinh sản và tập tính tiêu biểu cho Giáp xác nói riêng, Chân khớp nói chung.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm - Chia nhóm HS
? Cơ thể tôm gồm mấy phần ? ? Nhận xét màu sắc vỏ tôm ?
? Bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?
- GV cho HS quan sát tôm sống ở những địa điểm khác nhau → Giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau ?
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển
1 ) Vỏ cơ thể
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK/74, 75, Thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Các nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.
? Khi nào vỏ tôm có màu hồng ? - KL:
- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:
+ Quan sát mẫu, đối chiếu hình 22.1 SGK
→ xác định tên, vị trí phần phụ trên con tôm.
+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ trên con tôm.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1/75 SGK.
- GV treo bảng phụ gọi HS dán các mảnh giấy rời.
- Gọi HS nhắc lại tên, chức năng các phần phụ.
- KL:
? tôm có những hình thức di chuyển nào? ? hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm ?( nhảy)
- KL:
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
? Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày ? Thức ăn của tôm là gì ?
? Vì sao người ta dùng thính để cất vó tôm? - GV cho HS đọc thông tin SGK→ chốt lại kiến thức.