+ Làm thuốc chữa bệnh. + Làm thực phẩm. + Thụ phấn cho cây trồng. + Làm thức ăn cho ĐV khác. + Làm sạch môi trường. - Tác hại:
+ Là ĐV trung gian truyền bệnh + Gây hại cho cây trồng.
+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp. + Hại đồ gỗ, tàu thuyền.
4-
Củng Cố, Đánh Giá
4- Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi ? 5- Nêu đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp ?
6- Lớp nào trong ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất ? 5. Dặn Dò
- Học bài, làm bài tập trong vở bài tập. - Ôn tập toàn bộ ĐV không xương sống.
A: CÁC LỚP CÁ
Tiết 31 : CÁ CHÉP
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống dưới nước.
- Rèn kỹ năng quan sát tranh và vật mẫu, kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh cấu tạo ngoài của cá chép.
- Mẫu vật: Cá chép thả trong bình thuỷ tinh.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi các câu phải điền (SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Nêu đặc điểm chung và vai trò của chân khớp.
2.Vào bài: ĐVCXS có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành ĐVCXS với ngành ĐVKXS. Cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là ĐVCXS
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: ? Cá chép sống ở đâu ? thức ăn của chúng là gì
? Tại sao nói cá chép là ĐV biến nhiệt ? ? Đặc điểm sinh sản của cá chép.
? Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về đời sống cá chép.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 31.1/103 SGK -> nhận biết các bộ phận trên cơ thể của cá chép. - GV treo tranh câm cấu tạo ngoài, gọi HS trình bày.
- GV yêu cầu HS quan sát cá chép đang bơi trong bể nước, đọc kỹ bảng 1 và thông tin ->