I/ NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ CHÍNH
CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
THẾ GIỚI (1918-1939)
A-Mục tiêu bài học: KT: Giúp HS nắm được:
-Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.
-Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản. -Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác độngkcủa nó đối với châu Âu.
- Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp?.
TT: Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít ,bảo vệ hoà bình thế giới .
KN: Rèn luyện tư duy Lôgíc,khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.
B-Phương tiện dạy học:
- Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). -Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô (so sánh).
C- Tiến trình dạy học: 1.Ổn định:
2.KTBC: -Tình hình nước Nga sau chiến tranh như thế nào ? - Trình bày nội dung của "chính sách kinh tế mới"? 3.Bài mới:
Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản
GV:Treo bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
GV(H):Em hãy nhận thức hậu quả chiến tranh của thế giới thứ nhất?
HS: 10 triệu người chết . Hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố ,làng mạc ,nhà máy bị tàn phá
-Chi phí chiến tranh khoảng 85 tỉ đô la.
I/CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929:
1-Tình hình chung:
a/ Tình hình :
- Hậu quả chiến tranh:10 triệu người chết . Hơn 20 triệu người bị thương.
GV(H): Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào CM ở các nước tư bản phát triển vào những năm 1918-1923?
HS: Tác động thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào CM ở hầu khắp các nước châu Âu.
GV(H):Với hậu quả đó,tình hình các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh có những biến đổi gì?
HS: Xuất hiện một số quốc gia mới như: Áo,Ba Lan,Tiệp Khắc,Nam Tư,Phần Lan.
GV Gọi HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy sự suy sụp nghiêm trọng(các nước thắng trận và bại trận) -> khủng hoảng thiếu.
GV(H):Sự suy sụp về kinh tế dẫn đến hậu quả gì về chính trị ?
HS: Cao trào cách mạng bùng nổ ở các châu Âu. Nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định.
GV:Sau thời kì khủng hoảng đó ,các nước tư bản châu Âu bước vào thời kì phát triển nhanh chóng về kinh tế ,ổn định về chính trị đó là thời kì 1924- 1929.
GV(H):Vì sao giai đoạn 1924-1929 các nước tư bản châu Âu bước vào thời kì ổn định về chính trị?
HS: Đàn áp ,đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng .
-Củng cố được nền thống trị ,có điều kiện phát tiển nhanh về kinh tế.
GV:Sử dụng bản thống kê sản lượng thép,than của Anh ,Pháp , Đức(SGK Trang 88).
GV(H): Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó ?
HS: Tốc độ tăng trưởng nhanh (Đức).
GV(H): Nguyên nhân nào dẩn đến cao trào cách mạng 1918-1923?
HS: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
GV(H):Cao trào cách mạng của 1918-1923 đã diễn ra như thế nào?
HS: Khắp cả châu Âu. Các Đảng cộng sản được thành lập. GV cho HS đọc SGK phần chữ in nhỏ để thấy được cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức(11-1918).
GV cho HS xem hình 61 SGK.
GV(H):Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?
HS: Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ ,thiết lập chế độ cộng hoà tư sản
Hạn chế: Mọi thành quả đều rơi vào tay giai cấp vô sản.
GV(H):Vì sao cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức?
HS:Nước bại trận => nền kinh tế kiệt quệ=>đời sống nhân dân vô cùng khó khăn => khủng hoảng nghiêm trọng.
-Tác động của cách mạng tháng Mười Nga. -> HS:thảo luận:
Phong trào cách mạng 1918-1923 có gì khác phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Nhiều thành phố ,làng mạc ,nhà máy bị tàn phá
-Chi phí chiến tranh khoảng 85 tỉ đô la.
-Tác động thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào CM ở hầu khắp các nước châu Âu.
Xuất hiện một số quốc gia mới như: Áo,Ba Lan,Tiệp Khắc,Nam Tư,Phần Lan. b/Các giai đoạn: * Giaiđoạn: 1918-1923: Kinh tế,chính trị khủng hoảng trầm trọng. * Giai đoạn : 1924-1929:
Phát triển nhanh chóng về kinh tế ,ổn định về chính trị .