Phong trào đấu tranh của ND

Một phần của tài liệu giáo an sử 8 trọn bộ (Trang 37 - 40)

GV(H): Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của triều đình Mãn Thanh nhân dân Trung Quốc có thái độ như thế nào?

HS: Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ chống đế quốc và phong kiến.

GV(H): Hãy nêu các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

HS: Cuộc kháng chiến chống Anh( 1840-1842 ). Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc( 1881-1884). Cuộc vân động Duy Tân(1898) của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Phong trào nghĩa Hoà Đoàn vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

GV(giảng) Trước nguy cơ xâm chiếm của các nước đế quốc, để canh tân đất nước, một số người trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương cải cách chính trị là thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, theo con đường Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản.

GV(H): Ý nghĩa và kết quả của cuộc vận động Duy Tân?

HS: Kết quả: Thất bại

Ý nghĩa: Làm lung lay trật tự nền tản phong kiến. mở đường cho trào lưu tư tưởng mới xâm nhập vào Trung Quốc. GV( chuyển tiếp): Sau các cuộc đấu tranh bị đành áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc không dừng lại mà vẫn tiếp tục.

GV: Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản hình thành tập hợp lực lượng đấu tranh. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn.

GV: giới thiệu về Tôn Trung Sơn(1866-1925)

GV(H): Nêu hạt động tích cực của Tôn Trung Sơn?

HS: Thành lập Trung Quốc đồng minh hội, đề ra học thuyết Tam dân.

GV(H): Tổ chức của Đồng Minh Hội là tổ chức của giai cấp nào?

HS: Là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản.

GV: Sử dụng lược đồ(H45 trang 61 SGK) tường thuật diễn biến của cuộc cách mạng Tân Hợi.

GV(H): Kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?

HS: Lật đổ chế độ phong kiến hơn 2000 năm tồn tại. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc. Mở đường cho cách mạng tư sản phát triển ở Trung Quốc.

- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộcchâu Á.

Trung Quốc cuối TK XIX đầu TK XX

Cuộc kháng chiến chống Anh 1840-1842 - Phong trào Thái Bình Thiên Quốc(1851- 1864)

1898 phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

1900 phong trào.Nghĩa Hoà Đoàn.

Kết quả: Thất bại

Ý nghĩa: Làm lung lay trật tự nền tản phong kiến. mở đường cho trào lưu tư tưởng mới xâm nhập vào Trung Quốc.

III/Cách mạng Tân Hợi (1911): Tôn Trung Sơn (1866-1925) . Tên là Văn ;tự Đức Minh; hiệu Dật Tiên.

Tháng 8/1905 Trung Quốc đồng minh hội thành lập .

Cương lĩnh : Đánh đuổi triều Mãn Thanh khôi phục Trung Quốc

10/10/1911 Khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương thắng lợi lan khắp cả nước.

29/12/1911 Chính phủ lâm thời được thành lập.

2/1912 Viên Thế Khải lên làm tổng thống ,cách mạng kết thúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kết quả:Lật đổ chế độ phong kiến hơn

2000 năm tồn tại.

* Ý nghĩa: Mở đường cho cách mạng tư

sản phát triển ở Trung Quốc.

Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.

4 .Củng cố: Trả lời các câu hỏi SGK.

---

Tuần : 9 Tiết : 17 Ngày soạn: Ngày dạy:

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM ÁCUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX

( 1 Tiết ) I - Mục tiêu:

KT: - Sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á.

- Trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, mặt dù còn non yếu, đã tổ chức, lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vưng lên nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước tiên là ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.

TT: - Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc côôsng chủ nghĩa đế quốc,

chủ nghĩa thực dân.

- Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

KN: - Sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX trong SGK để trình bày những sự kiện tiêu biểu.

II - Thiết bị dạy học:

- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX. - Các tài liệu về các nước Đông Nam Á. III - Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. KTBC: 3. Bài mới: 3. Bài mới:

Giới thiệu: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiến thuộc địa. Ở câu Á, Ân Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản

GV sử dụng lược đồ Các nước Đông Nam Á, giới thiệu về khu vực này: vị trí địa lý, tầm quan trọng chiến lược, tài nguyên, là khu vực có nền văn minh lâu đời.

GV(H):Nhận xét về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á?

HS: Nằm trên đường hành hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.

HS: Đọc phần tư liệu trong SGK, trang 63.

GV(H): Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của

các nước tư bản phương Tây?

HS: Vì các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, lại giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang suy yếu,...

GV: Dùng lược đồ chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây: Anh => Mã Lai, Miến Điện ; Pháp => Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; Tây Ban Nha rồi Mỹ => Phi-líp-pin; Hà Lan => In-đô-nê-xi-a; Anh, Pháp chia nhau "khu vực ảnh hưởng" ở Xiêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Như vậy đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á thành thuộc địa phụ thuộc của các đế quốc phương Tây.

GV: Sau khi biến Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành chính sách cai trị hà khắc.

GV(H): Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông

Nam Á có điểm gì chung?

HS: Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp, chia để trị.

GV(H): Thái độ của nhân dân Đông Nam Á trước hoạ mất

nước và chính sách cai trị hà khắc đó?

HS: Các cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc phát triển liên tục, rộng khắp. GV hướng dẫn HS đọc SGK, lập bảng niên biểu (theo mẫu sau)

Một phần của tài liệu giáo an sử 8 trọn bộ (Trang 37 - 40)