II/ Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa ri :
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX (tt)
KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX (tt)
A- Mục tiêu bài học:
Vai trò của Lênin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga . Vai trò của Lê nin . đối với phong trào công nhân thế giới.
TT: Bồi dưỡng tinh thần cách mạng ,tinh thần quốc tế vô sản ,lòng biết ơn đối với các vị lãnh tụ cách mạng
thế giới ,niềm tin thắng lợi của cách mạng vô sản.
KN: Khả năng phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản. B-Phương tiện dạy học:
Tiểu sử ,chân dung Lê nin. Các tài liệu tranh ảnh liên quan đến bài học.
C-Tiến trình dạy học: 1.Ổn định:
2,KTBC: -Trình bày phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX như thế nào ?
- Quốc tế II (1889-1914) thành lập và hoạt động như thế nào?
3.Bài mới: Sau khi Eng ghen qua đời, quốc tế II tan rã, ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân,
cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác đã thuộc về Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga và lãnh tụ Lê nin.
Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản
GV: Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về Lê nin và công lao của người với cách mạng Nga.
GV: Lê nin đã tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác từ rất sớm. Năm 1895, ông đã thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân. Tổ chức đầu tiên của chính đảng vô sản 1903 thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
HS đọc cương lĩnh cách mạng(SGK trang 49)
HS thảo luận: Những điểm chứng tỏ Đảng công nhân XH dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
+ Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triêt để.
+ Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác.
+ Dự vào nhân dân, lãnh đạo nhân dân
GV(H): Tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
HS: Nước Nga là một nước đế quốc quân phiệt, chủ nghĩa tư bản phát triển nhưng còn nhiều tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu.
GV(H): Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Nga