Pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát (Trang 49 - 51)

- Hợp đồng chấm dứt khi bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng không thể thực hiện được do đố

1,Pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế

Luật thương mại 2005 ra đời đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho các hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung, như thương nhân nước ngoài, mua bán hàng hóa quốc tế, nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu…đều đã được quy định trong Luật Thương mại năm 2005.

Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cụ thể là các hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đã đươc quy định cụ thể tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Damh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu cũng được ban hành kèm theo Nghị định số 12. Nghị định này được hướng dẫn một số nội dung cụ thể tại Thông tư 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại nay là Bộ Công thương. Về xuất xứ hàng hóa, được quy định tại Nghị Định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 và Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006.

Quyền xuất nhập khẩu của các thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 phù hợp với cam kết của Việt Nam khi xin gia nhập WTO

Những quy tắc của thương mại hàng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế như đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định trong Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương maị quốc tế năm 2002.

Các biện pháp khắc phục thương mại trong thương mại quốc tế được quy định trong Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 2002 và Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8-12-2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

2004 và Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Thanh toán trong HĐMBHHQT được điều chỉnh bởi Pháp lệnh ngoại hối. Giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế khi lựa chọn Trọng tài thương mại được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010, đây là một tỏng số những bước tiến quan trọng của hoạt động lập pháp để phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động thương mại hiện nay.

Nhìn chung hầu hết các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều đã được quy định trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên các quy định này còn khá dời rạc, phân tán ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến việc khó khăn trong việc truy cứu các văn bản. Có những vấn đề lại không được ghi nhận trong luật chuyên ngành là Luật thương mại mà lại phải viện dẫn đến các quy định chung trong Bộ luật dân sự.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát (Trang 49 - 51)