- Hợp đồng chấm dứt khi bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng không thể thực hiện được do đố
2, Việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại công ty.
a. Thuận lợi
Tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại 2005 hay các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia nên HĐMBHHQT do Công ty kí kết luôn đảm bảo được tính pháp lý và tính thực thi cao đã tạo niềm tin cho đối tác, giữ vững các mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo nhiều cơ hội xây dựng thêm các quan hệ làm ăn mới. Số lượng HĐMBHHQT Công ty kí kết, thực hiện thành công không ngừng gia tăng chính là nhờ sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của Công ty nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong từng giai đoạn giao kết, thực hiện cho đến khi hoàn thành hợp đồng.
-Trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Công ty luôn tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa cũng như các quy định về HĐMBHH và HĐMBHHQT do đây là căn cứ để xác lập các điều khoản trong hợp đồng nhờ đó đã tránh hoàn toàn được việc hợp đồng kí kết bị vô hiệu, không thực hiện được hoặc trái quy định pháp luật, bảo đảm tính pháp lý cho hợp đồng. Trong quá trình đàm phán giao kết hợp đồng, nội dung hợp đồng
phải được Công ty tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng, hoàn thiện các sai sót. Công ty chỉ kí kết khi đã xác định được đối tác kí kết có đủ tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, hình thức hợp đồng phù hợp, các thỏa thuận không trái đạo đức xã hội, không vi phạm pháp luật. Thông thường trong đề nghị giao kết hợp đồng mà Công ty gửi cho bên nhận đã có đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng về đối tượng hợp đồng, chất lượng, phương thức giao nhận, thanh toán… để đảm bảo rằng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị thì hợp đồng được giao kết với nội dung được xác định trong đề nghị.
HĐMBHH trong Công ty thường soạn thảo theo một mẫu có sẵn. Hợp đồng mẫu có đầy đủ các điều khoản cơ bản được xác lập căn cứ vào điều kiện thực tế của Công ty, các quy định pháp luật chủ yếu là hai văn bản BLDS 2005 và LTM 2005. Việc đàm phán nội dung hợp đồng dựa trên hợp đồng mẫu giúp cho quá trình giao kết nhanh chóng, thuận lợi hơn, đối tác cũng hiểu rõ hơn ý chí giao kết của Công ty. Những điều này đã tạo uy tín cho Công ty cũng như niềm tin của khách hàng đối với Công ty. Mặt khác, Công ty tích cực tìm hiểu, cập nhật những thông tin pháp luật mới trong lĩnh vực mua bán hàng hóa nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng từ đó nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong quá trình giao kết HĐMBHHQT. -Trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Sau khi hợp đồng được kí kết có hiệu lực, các bên tiến hành thực hiện hợp đồng. Với tư cách chủ thể bên mua, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo khả năng thanh toán tạo lòng tin đối với các đối tác, thuận lợi trong việc thanh toán bằng L/C của Công ty tại Vietcom Bank là khi mở L/C Công ty không cần phải ký quỹ, điều này tạo thuận lợi cho việc quay vòng vốn, để có được thuận lợi này cũng là do công ty luôn giữ chữ tín đối với Ngân hàng . Việc thực hiện các công việc để tạo điều kiện cho bên bán giao hàng như làm thủ tục hải quan, chuẩn bị kho bãi được Công ty hết sức chú trọng.
Một trong những khó khăn trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Công ty là vấn đề tìm nguồn cung cấp hàng ổn định thường xuyên với giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo. Ngày nay các sản phẩm nhập ngoại trên thị trường nội địa ngày càng nhiều với chất lượng, và giá cả chênh lệch rất lớn. Việc lựa chọn được nhà cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt vầ giá cả cạnh tranh là một vấn đề khó khăn của Công ty, Công ty vẫn chủ yếu nhập khẩu hàng hóa của các đối tác đã có mối quan hệ làm ăn từ nhiều năm nay, không mở rộng được nguồn hàng cung cấp, nên hàng hóa cònthiếu sự đa dạng.
Khó khăn nữa là trong vấn đề làm thủ tục hải quan, Công ty thường xuyên làm thủ tục hải quan để nhận hàng, các quy định về thủ tục hành chính đã được cải cách đáng kể tuy nhiên thủ tục hải quan vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, các nhân viên hải quan vẫn có tình trạng sách nhiễu.
Khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật trong nước và quốc tế
Hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng nhập khẩu có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau, nên để công tác giao kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu được tốt đẹp thì các bên phải am hiểu và vận dụng tốt pháp luật quốc gia và quốc tế. Thực tế, Công ty không có một nhân viên hay một một bộ phận nào chuyên trách về các vấn đề pháp luật kinh doanh trong nước và quốc tế. Đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước thì việc áp dụng pháp luật của Công ty trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng có thể nói là không mấy khó khăn. Nhưng với hợp đồng nhập khẩu, một hợp đồng mà yếu tố quốc tế của nó đã đem lại nhiều vấn đề thì việc am hiểu và vận dụng tốt pháp luật quốc gia và quốc tế là rất cần thiết. Các nhân viên trong Công ty hầu hết không có những kiến thức chuyên sâu này mà chỉ tìm hiểu trên các kênh thông tin như báo, đài, mạng… thường không đầy đủ, không có tính hệ thống và bản thân họ cũng không thực sự chuyên tâm tìm hiểu về vấn đề này.
c. Hạn chế thiếu sót trong quá trình giao kết và thực hiện HĐMBHHQT
Việc Công ty sử dụng các hợp đồng mẫu đã được ký kết là một thuận lợi để các Hợp đồng có thể giao kết nhanh chóng tuy nhiên nó cũng là một thiếu sót trong việc giao kết hợp đồng bởi lẽ các quy định của Pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc
tế thường xuyên có sự thay đổi, việc sử dụng các hợp đồng mẫu đôi khi không cập nhật được các quy định này dẫn đến việc thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn. Hạn chế trong giao kết hợp đồng một phần là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật gây gia, các hạn chế chủ yếu khi lựa chọn các tập quán thương mại để áp dụng cho hợp đồng như:
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam thì tập quán quốc tế sẽ chỉ có hiệu lực áp dụng nếu được các bên lựa chọn và ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng.
Trong thực tiễn áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên thường mắc những sai sót sau:
1) Không ghi rõ tập quán áp dụng.
Ví dụ: “Các bên thừa nhận rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh hợp đồng này”. Hoặc “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 100 tấn keo chống thấm xây dựng theo điều kiện FOB San Francisco”.
Như vậy, nếu vận dụng điều khoản này sẽ không biết tập quán nào được áp dụng. Do vậy cần ghi rõ “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 100 tấn keo chống thấm xây dựng theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000”.
2) Sử dụng sai nội dung của điều kiện thương mại.
Ví dụ: bên bán (Công ty của Việt Nam), bên mua (Công ty của Hoa Kỳ) thỏa thuận: “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 100 vận thăng theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000”. Thực ra San Francisco là cảng đến, nhưng theo Incoterms 2000 thì FOB là điều kiện thương mại giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định).
Như vậy việc các bên quy định như trên sẽ gây khó khăn trong thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các bên nên sử dụng đúng điều kiện thương mại
và nội dung của nó. Cũng ví dụ trên, nếu cảng bốc xếp là cảng Hải Phòng thì nên ghi “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 100 vận thăng theo điều kiện FOB Hải Phòng – Incoterms 2000”.
3) Cho rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh toàn bộ hợp đồng: Thực ra không phải vậy, mỗi tập quán chỉ điều chỉnh một phần, một vấn đề của hợp đồng. Do vậy cần tránh kiểu chọn luật như sau: “Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi Incoterms 2000”.
4) Sử dụng điều kiện thương mại không đúng theo phương thức chuyên chở: Các bên cần nghiên cứu kỹ các điều kiện thương mại để áp dụng cho đúng theo phương thức chuyên chở hàng hóa mà các bên áp dụng.