Thực tiễn tại công ty

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát (Trang 58 - 61)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HĐMBHHQT TẠI CÔNG TY

2.Thực tiễn tại công ty

a. Thành lập một phòng pháp chế tại công ty

Để có thể thiết lập được một hợp đồng hoàn chỉnh ít rủi ro nhất Công ty nên thành lập bộ phận pháp chế. Hiện nay công ty vẫn chưa có một đội ngũ nhân viên pháp chế chuyên trách, các hợp đồng chủ yếu soạn thảo theo mẫu và do nhân viên hành chính hay phòng kinh doanh soạn thảo, do đó hợp đồng thường có những sai sót nhất định dẫn đến những bất lợi cho Công ty khi thực hiện hợp đồng. Đây là biện pháp cần thiết cấp bách đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có tham gia hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, việc có một đội ngũ cán bộ pháp chế hiểu biết pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro khi tham gia vào các hợp đồng có yếu tố quốc tế.

b. Lựa chọn luật áp dụng

Để tránh được các tranh chấp không đáng có thì công ty phải chú trọng ngay từ khâu soạn thảo hợp đồng, việc lựa chọn luật nào áp dụng cho hợp đồng là điều công ty cần chú trọng vì trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì khi xảy ra tranh chấp, cơ quan tài phán sẽ quyết định chọn luật. Vì vậy để bảo đảm quyền lợi của mình, Công ty cần thiết phải chọn luật áp dụng. Khi lựa chọn luật điều chỉnh, cần phải bảo đảm nguyên tắc sau:

- Nên lựa chọn nguồn luật áp dụng sao cho thuận tiện nhất cho việc thiết lập, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh.

- Nên lựa chọn nguồn luật mà mình quen thuộc nhất.

- Cần phải nghiên cứu kỹ nguồn luật áp dụng để bảo đảm việc chọn luật đạt được những mục đích có lợi cho mình hoặc ít nhất không làm mất đi lợi thế hoặc gây tổn hại cho mình.

c, Tăng cường công tác tổ chức nhân sự

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự một cách bài bản, tạo một hệ thống nhân sự có trình độ chuyên môn và gắn bó với công ty lâu dài là mục tiêu công ty cần thực hiện.

d, Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước để có thể cạnh tranh với các đối thủ

Mặc dù là một doanh nghiệp hoạt động khá tốt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, với một thị trường rộng lớn ở trong nước. Công Ty đã và đang duy trì, phát triển mạnh các thị trường cung cấp hàng tại các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tiêu biểu phải kể đến các thị trường như: Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Các nước Đông Nam Á…Nhưng để đáp ứng được nhu cầu hội nhập cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế thì vấn đề nghiên cứu và mở rộng thị trường luôn phải được xem xét và quan tâm một cách thích đáng. Tránh trường hợp bị lạc hậu so với các doanh nghiệp mới vào nghề hay các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Đối với thị trường xuất bán trong nước, Công ty không chỉ cần tìm hiểu nhu cầu thị trường là nó cần gì và có thể cung cấp cái gì mà còn phải tìm hiểu xu hướng phát triển của nó để phục vụ cho việc đầu tư lâu dài.

KẾT LUẬN

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã trình bày khái quát cơ sở pháp lý củaHĐMBHHQTvà cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động, áp dụng pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát. Là một trong những Công ty có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực mua bán thiết bị xây dựng chuyên cung cấp thiết bị, phụ tùng và dịch vụ sau bán hàng của các hãng sản xuất thiết bị xây dựng hàng đầu trên thế giới, Công ty đã tham gia kí kết thành công nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa thu lợi nhuận lớn cho Công ty. Việc tìm hiểu kĩ nội dung, các quá trình soạn thảo, kí kết, thực hiện hợp đồng tại Công ty là cơ sở cho em chọn đề tài thực tập “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát “ đi sâu vào nghiên cứu các quy đinh pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện hành và việc thực hiện các quy định pháp luật này trong quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng của Công Ty. Từ đó chỉ ra những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong các quy định pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa, những thuận lợi khó khăn của Công ty trong việc thực hiện những quy định này đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần đưa công tác soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng của công ty đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát (Trang 58 - 61)