Tranh chấp và biện pháp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát (Trang 47 - 49)

- Hợp đồng chấm dứt khi bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng không thể thực hiện được do đố

3. Tranh chấp và biện pháp giải quyết tranh chấp

Trong thực tế, việc vi phạm hợp đồng là điều khó tránh khỏi, cho dù đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Từ đó dẫn đến tranh chấp hợp đồng xảy ra. Theo quy định của pháp luật, khi có tranh chấp kinh doanh thương mại xảy ra, các bên có quyền lựa chọn một trong các hình thức sau để giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Với mong muốn giữ quan hệ làm ăn, giữ bí mật

kinh doanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc..., công ty và bạn hàng thường lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, tự hòa giải, và nếu thương lượng, hòa giải không đạt kết quả thì khi thỏa thuận được với đối tác, công ty thường lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Cụ thể hợp đồng quy định như sau:

“Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên liên quan đến hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi.

Trong trường hợp thương lượng không đạt kết quả, mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng đang ký kết sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này. Quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là quyết định cuối cùng buộc các bên phải thực hiện. Mọi chi phí do bên thua chịu”.

Nguồn: Hợp đồng số 12/2010/HĐKT-ATP Công ty và đối tác quy định rõ như vậy trong hợp đồng là để đảm bảo khi có tranh chấp phát sinh, điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị vô hiệu.

Trên thực tế Công ty đã xảy ra một số tranh chấp với bên cung cấp hàng tuy nhiên tranh chấp được các bên giải quyết nhanh chóng bằng biện pháp thương lượng, chưa có một tranh chấp nào phải đưa ra giải quyết tại trung tâm trọng tài hay tòa án. Tranh chấp của Công ty với bên cung cấp chủ yếu là các tranh chấp về thời gian giao hàng và chất lượng của hàng hóa. Điển hình là vụ tranh chấp của Công ty với nhà cung cấp BizLink của Đức về chất lượng của hàng hóa, năm 2009 Công ty đặt mua của BizLink 8 containe hàng, trong đó có 2 containe là ốc vít và nhựa chống thấm, 2 containe là phụ kiện lắp ráp vận thăng, 4 containe may xây dựng. Khi hàng về đến cảng Hải Phòng Công ty đã làm thủ tục hải quan và nhận hàng, qua kiểm tra Công ty phát hiện 2 containe ốc vít và nhựa chống thấm không đạt tiêu chuẩn chất lượng như trong hợp đồng. Công ty đã nhanh chóng thông báo cho bên cung cấp BizLink về tình trạng của hàng hóa và yêu cầu cung cấp hàng đúng chất lượng như trong hợp đồng, tuy nhiên bên BizLink đưa ra giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của lô hàng trước khi giao là đúng như tiêu chuẩn trong hợp đồng nên đã từ chối giao lại hàng.

Qua quá trình thương lượng không thành Công ty đã phải nhờ đến một chuyên gia của Đức trong lĩnh vực xây dựng đứng ra làm trung gian hòa giải,cuối cùng bên BizLink đồng ý giảm giá bán cho lô hàng 15%.

Đối với các đối tác trong nước tranh chấp chủ yếu liên quan đến vấn đề chậm thanh toán, có những trường hợp Công ty đã giao hàng và quá thời hạn thanh toán mà đối tác vẫn chưa thanh toán, với những trường hợp này Công ty chủ động gửi Công văn và fax giục bên mua phỉa thanh toán, đã có những trường hợp nợ quá hạn quá lâu mà bên mua vẫn chưa thanh toán Công ty đã phải nhờ đến sự tư vấn của Luật sư.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w