II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HĐMBHHQT TẠI CÔNG TY
1. Pháp luật quốc tế và các tập quán thương mạ
1.1. Hệ thống văn bản pháp luật và hoạt động quản lý trong lĩnh vực nhậpkhẩu. khẩu.
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu cần phải ổn định và đồng bộ.
Hiện nay, pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế được quy định lồng ghép trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên quan. Trong đó, luật chung là Bộ Luật Dân sự 2005, và luật chuyên ngành là Luật Thương mại 2005. Song các quy định về hợp đồng ngoại thương cũng như hợp đồng nhập khẩu trong LTM 2005 nhiều vấn đề còn thiếu, chưa có, quy định chung chung do đó phải áp dụng luật chung là BLDS 2005. Thiết nghĩ, luật chung chỉ cần áp dụng các vấn đề chung nhất, còn các quy định cụ thể phải quy định chi tiết trong luật chuyên ngành thì các các doanh nghiệp cũng như người dân mới có khả năng truy cứu, đọc và hiểu được những quy định của pháp luật. Vì vậy, theo em các nhà lập pháp cần dự liệu và quy định cụ thể về hợp đồng ngoại thương cũng như hợp đồng nhập khẩu trong LTM.
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
Những thủ tục xin giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu, thủ tục hải quan…, còn rất nhiều những thủ tục rườm rà, do đó cầm giảm bớt những thủ tục phức tạp không cần thiết, gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù thủ tục hải quan đã được Nhà nước quan tâm, sửa đổi trong những năm qua nhưng việc làm thủ tục Hải quan vẫn là một điều đáng cho các doanh nghiệp. Trong đó có yếu tố chủ quan là nhiều cán bộ hải quan lợi dụng chức vụ quyền hạn gây phiền nhiều cho doanh nghiệp khi làm thủ tục và có cả tình trạng ăn tiền hối lộ. Do vậy, nên chăng Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp hạn chế tiêu cực này, đi kèm với việc giảm nhẹ các thủ tục Hải quan hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn.
Về chế độ thuế nhập khẩu:
Còn nhiều hạn chế trong Luật thuế nhập khẩu như: Biểu thuế quá cao so với biểu thuế của các nước trong khu vực, việc phân loại hàng hoá chưa được cụ thể dẫn đến quá trình áp dụng gặp khó khăn… Mặc dù Việt Nam đã có cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng hoá khi tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, nhưng việc thực hiện cam kết này lại có lộ trình và tương đối lâu. Chế độ nhập khẩu cần có các chính sách điều chỉnh thuế suất, miễn giảm thuế… để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa.
1.2. Tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
Để tránh được những xung đột pháp luật phức tạp khi áp dụng pháp luật trong các HĐMBHHQT chúng ta có thể gia nhập Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này đã được rất nhiều các quốc gia trên thế giới tham gia ký kết, nếu Việt Nam chúng ta tham gia Công ước này sẽ tạo thuận lợi lớn cho hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Các
thương nhân nước ngoài sẽ không còn e dè lo sợ khi xảy ra tranh chấp do không hiểu rõ pháp luật thương mại Việt Nam bởi vì lúc này Công ước Viên sẽ tự động có hiệu lực đối với các HĐMBHHQT. Đồng thời các thương nhân Việt Nam cũng sẽ mạnh dạn hơn trong thương trường quốc tế.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các điều khoản trong Công ước xem nên áp dụng điều khoản nào và không nên áp dụng điều khoản nào. Cụ thể là điều 11 của Công ước, đối với điều 11 Công ước quy định Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng. Như đã phân tích ở trên, đây có thể sẽ là một bất lợi cho các bên chủ thể khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng, bởi khi đó việc lấy hợp đồng văn bản là một cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng giúp cho viêc giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn. Như vậy nếu Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 thì không nên áp dụng điều 11 của Công ươc này.
Ngoài ra theo điều 41 Công ước về quyền của người thứ ba quy định Người
bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Đây là một điểm khác đối với Luật Thương
mại 2005 và chúng ta cũng không nên áp dụng khi gia nhập Công ước Viên. Bởi lẽ việc cho phép người bán nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách của người thứ ba sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người thứ ba nói riêng và ảnh hưởng tới trật tự quản lý xã hội của chúng ta nói chung và từ đó sẽ dễ dẫn tới các tranh chấp không đang có giữa các bên tham gia trong hoạt động thương mại.
1.3. Phổ biến kiến thức pháp luật
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng, gia nhập vào các điều ước quốc tế thương mại song phương và đa phương, thì việc mở rộng, phổ biến kiến thức pháp luật cho các thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là rất quan trọng và cần thiết.
Việc các thương nhân nắm vững được pháp luật se đảm bảo được quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ động khi xảy ra các sự việc bất ngờ và hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho các doanh nghiệp này. Để thực hiện phổ biến pháp luật, Chính phủ, Bộ Công thương có thể tổ chức các hội nghị doanh nghiệp với chủ để pháp luật về hợp đồng ngoại thương để các daonh nghiệp có thể tham gia tìm hiểu, đóng góp ý kiến và xây dựng pháp luật…, mở một webside về luật quốc tế và các quy định pháp luật hiện hành về thương mại quốc tế, thường xuyên cập nhật thông tin pháp luật để qua đó các doanh nghiệp hiểu biết pháp luật, tự tin tham gia các giao dich ngoại thương cũng là điều hữu ích.