P
Phương pháp chuyên gia : Là phương pháp dự báo định tính sử dụng kinh nghiệm, trí tuệ , hệ thống những giá trị của những chuyên gia liên quan đến hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh để dự báo nhu cầu . Theo phương pháp này, công tác dự báo nhu cầu được thực hiện thông qua lấy ý kiến của các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được tiến hành theo trình tự sau :
- Gửi các câu hỏi đến các chuyên gia.
- Thu thập các câu trả lời từ các chuyên gia và gửi lại đến các chuyên gia cùng với ý kiến trả lời của các chuyên gia khác.
- Trong trường hợp các chuyên gia cùng có chung ý kiến thì doanh nghiệp sẽ lấy đó làm cơ sở dự báo.
Tham gia vào phương pháp này gồm có ba nhóm đối tượng : những người ra quyết định là các chuyên gia ; nhân viên là những người giúp việc cho các chuyên gia ; những người quan sát là những người đưa ra đánh giá để các chuyên gia tham khảo trước khi đưa ra các kết quả dự báo cuối cùng.
một nhóm nhỏ các cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành để đưa ra những dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tương lai.
Phương pháp sử dụng đường xu thế : Là phương pháp dự báo định lượng sử dụng các mô hình toán học trong việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ để dự báo nhu cầu trong tương lai. Tính xu thế của nhu cầu là sự thay đổi mức cơ sở của nhu cầu theo thời gian.
Phương trình đường thẳng có dạng :
Y = aX + b ( 1.1 )
Trong đó : Y : Mức cầu
a : Hệ số của đường thẳng hồi quy ( xu hướng ) b : Hằng số
Các phương pháp dự báo nhu cầu đều có hạn chế, không có phương pháp nào vượt trội, hoàn hảo . Trong thực tế để đạt được hiệu quả cao trong công tác dự báo nhu cầu các doanh nghiệp thường kết hợp sử dụng cả hai phương pháp dự báo trên. Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng trong dự báo trung và dài hạn, phương pháp xu hướng thường được sử dung trong dự báo ngắn hạn.
Để tiến hành dự báo , người ta xây dựng đường thẳng xu thế cầu bằng phương pháp bình quân tối thiểu như hình 1.2 dưới đây.
Hình 1.1Đường xu thế cầu
Nhu cầu ( Y )
Thời gian ( t )
Phương pháp xác địn h sản lượng tối ưu
Kết quả đánh giá, phân tích và dự báo nhu cầu sản phẩm không bao giờ phù hợp hoàn toàn với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh phải tiến hành xây dựng phương án sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu là giao hàng đúng kỳ hạn, đảm bảo chất lượng và chi phí kinh doanh là nhỏ nhất. Phương pháp được doanh nghiệp sử dụng nhiều là phương pháp xác định sản lượng tối ưu. Phương pháp xác định sản
lượng tối ưu được thực hiện thông qua việc kết hợp của hai phương pháp là : Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính và phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu.
Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính
Khái niệm : Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất , doanh nghiệp có thể lựa chọn sản xuất những loại sản phẩm khác nhau với những chi phí nguồn lực khác nhau và những giới hạn đó là mức sản xuất sản phẩm, giới hạn về nguồn lực. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp chính là xác định sản lượng tối ưu cần sản xuất để thu được lợi nhuận thô là lớn nhất thông qua việc giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau :
∑= = n j 1 cj xxj→ max ( 1.2 ) ∑ = n j 1 aijx xj ≤ Bi( i = 1,2...,m ) ( 1.3 ) 0 ≤ xj ≤ Qj ( 1.4 ) Trong đó :
- Cj : Lợi nhuận thô thu được từ 1 đơn vị sản phẩm. - Xj : Sản phẩm cần sản xuất.
- aij : Chi phí nguồn lực loại i để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm loại j - Bi : Giới hạn về nguồn lực loại i của doanh nghiệp.
- Qj : Nhu cầu thị trường.
Bài toán quy hoạch tuyến tính được giải thông qua việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng và được thực hiện qua 4 bước sau :
- Bước 1, chọn bài toán quy hoạch tuyến tính phù hợp .
- Bước 2, xác định các hệ số, tham số của bài toán quy hoạch tuyến tính. - Bước 3, giải bài toán quy hoạch tuyến tính.
- Bước 4, phân tích , đánh giá kết quả thu được.
Khái niệm :Sau khi xác định được số lượng sản phẩm của kế hoạch sản xuất, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm về chủng loại, số lượng, thời hạn giao hàng v.v. doanh nghiệp phải tiến hành phân chia kế hoạch sản xuất thành các lô sản xuất có quy mô khác nhau. Số lượng sản phẩm có thể đạt được mà không cần thiết phải ngừng quá trình sản xuất để điều chỉnh lại thiết bị, không phải lặp lại quá trình chuẩn bị công nghệ sản xuất, sản xuất thử đối với sản phẩm v.v. gọi là loạt sản xuất. Sở dĩ các doanh nghiệp phải tiến hành phân chia và thực hiện kế hoạch sản xuất theo lọat sản phẩm tối ưu là để giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường và nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định : Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định bao gồm chi phí chuẩn bị sản xuất, phế phẩm do sản xuất thử, chi phí phát sinh v.v.
- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi : Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi bao gồm các chi phí về vốn, lưu kho, thuế, bảo hiểm, hao hụt, hư hỏng, rủi ro trong kinh doanh v.v.
Hình1.2 Mô hình loạt sản xuất tối ưu
AC AVC AFC ACmin ACL AVCL TCmin AFCL 0 Q* L Q
Nội dung và các bước của phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu
Bước 1, xác định điều kiện để áp dụng phương pháp và các chỉ tiêu chính. Các chỉ tiêu được xác định ở bước 1 :
- Số loạt sản xuất L.
- Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định FC. - Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi VC..
Bước 2 , xác định lượng sản xuất tối ưu.
Chỉ tiêu được xác định ở bước 2 : Lượng sản xuất tối ưu QL* .
Phương pháp MRP ( Material Requirement Planning )
Khái niệm : Phương pháp MRP được ra đời vào những năm 60 và được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ 20. Ngày nay ,phương pháp MRP được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng rộng rãi trong việc kế hoạch hoá sản xuất. Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính MRP ngày càng được hoàn thiện và trở thành một công cụ hết sức hiệu quả đặc biệt là các doanh nghiệp là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều bộ phận , chi tiết, linh kiện hợp thành trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất. MRP là một phương pháp tính toán theo chiều ngược với chiều của quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu, MRP bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tác nghiệp sản xuất để xác định nhu cầu các chi tiết, bộ phận cần có để đáp ứng kế hoạch tiến độ sản xuất .
MRP dược thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi :
- Doanh nghiệp cần sản xuất cái gì và khi nào ? Câu trả lời có trong Kế hoạch sản xuất tác nghiệp .
- Cần có những chi tiết gì và cần bao nhiêu để sản xuất ? Câu trả lời có trong bảng nguyên vật liệu ( BOM ).
- Có bao nhiêu chi tiết đã được lập kế hoạch sẵn sàng cho mỗi thời kỳ ? Câu trả lời có trong tồn kho chi tiết.
- Cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm, chi tiết trong kỳ kế hoạch ? Câu trả lời có đuợc từ 2 câu hỏi trên.
- Khi nào cần sản xuất hay đặt hàng ? Tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất, đặt hàng.
Nội dung và các bước xây dựng MRP
Phương pháp MRP chia nhu cầu về nguyên vật liệu thành hai loại , nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng hoặc các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đặt hoặc dùng để thay thế , nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo và đơn đặt hàng. Nhu cầu phụ thuộc là những bộ phận , chi tiết cấu thành nhu cầu độc lập, đó là những bộ phận, chi tiết , nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nhu cầu độc lập chỉ có thể được đánh giá bằng các dự báo, đơn hàng thì các nhu cầu phụ thuộc được xác định bằng tính toán . Tính toán nhu cầu là nội dung chủ yếu của phương pháp MRP . Phương pháp MRP được tiến hành thông qua các bước sau :
Bước 1, phân tích kết cấu sản phẩm.
Nội dung chính của bước 1 là xác định chi tiết nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc qua sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây .
Bước 2, xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm. Nội dung chính của bước 2 là xác định nhu cầu thực nguyên vật liệu chi tiết cho kế hoạch sản xuất.
Bước 3, xác định thời điểm đặt hàng, phát lệnh sản xuất.
Nội dung chính của bước 3 là xác định thời gian đặt hàng và thời gian phát lệnh sản xuất.
Sơđồ 1.2 Sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây Cấp 0 Cấp 1 Cấp 2 A B C D E F G