Xây dựng chính sách sảnphẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất (Trang 108 - 114)

- Đánh giá việc thực hiện chiến lượcchính là đánh giá ảnh hưởng của những quyết định quản trị trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh

3.2.2 Xây dựng chính sách sảnphẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất

tác xây dựng kế hoạch sản xuất

Cơ sở của giải pháp

Sản xuất sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, thị trường và nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận . Trong thực tế không phải bất cứ nhu cầu nào của khách hàng, thị trường cũng được một doanh nghiệp đáp ứng thoã mãn vì quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp có hạn chỉ có thể tập trung cho những hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải có chính sách sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp gồm 3 nội dung chính là : Chính sách về sản phẩm mới, chính sách về khác biệt hoá sản phẩm và chính sách về bao gói.

Chính sách đưa một sản phẩm mới vào thị trường hoặc loại bỏ một sản phẩm cũ khỏi thị trường là do chu kỳ sống của sản phẩm quyết định. Để đưa được sản phẩm mới vào thị trường trước hết phải dựa vào khả năng, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhưng yếu tố quyết định là sự sẵn sàng chấp nhận của thị trường.

Chính sách về khác biệt hoá sản phẩm được thực hiện sau khi sản phẩm mới được thị trường chấp nhận nhằm mục đích là tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước. Khác biệt hoá sản phẩm phải gắn với việc xác định chất lượng và hình thức biểu hiện của sản phẩm , những thay đổi của sản phẩm theo thời gian, hình thành các nhóm sản phẩm đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm mới trong phạm vi sản phẩm đã có.

Chính sách bao gói là các nguyên tắc , phương pháp thực hiện và cách lựa chọn vật liệu bao gói , thiết kế nội dung mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật, không gây ô nhiễm môi trường và đạt chi phí kinh doanh thấp nhất có thể. Chính sách bao gói phải đáp ứng các yêu cầu là phù hợp với kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật vận chuyển và lưu kho, đáp ứng các yêu cầu của công tác marketing và đảm bảo chi phí kinh doanh hợp lý.

Trong hệ thống sản phẩm hàng quy chế của Nhà máy Quy chế II có những chủng loại sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng nhưng đóng góp lớn về doanh thu và lợi nhuận , có những chủng loại chiếm số lượng lớn về số lượng nhưng có tỷ trọng lợi nhuận thấp và có những chủng loại hầu như không có lợi nhuận. Kết quả phân tích được thể hiện ở hình 3.1

Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng của các sản phẩm cấp bền trong tổng doanh thu và sản lượng 2006 của Nhà máy Quy chế II

Tỷ trọng của các sản phẩm trong tổng doanh thu của nhà máy CB4 3% CB5 48% CB6 8% CB8 41% CB4 CB5 CB6 CB8

Tỷ trọng của các sản phẩm trong tổng sản lượng của nhà máy

CB411% 11% CB5 58% CB6 9% CB8 22% CB4 CB5 CB6 CB8

Qua đồ thị trên , chúng ta thấy sản phẩm bu lông đai ốc cấp bền 8 chỉ chiếm 22% tổng sản lượng , nhưng trong tổng doanh thu lại chiếm gần 41% doanh thu của Nhà máy. Trong khi đó , mặt hàng bu lông đai ốc cấp bền 5 chiếm 58% tổng sản lượng nhưng chỉ chiếm 48 % doanh thu của Nhà máy ; Sản phẩm bu lông đai ốc cấp bền 6 chiếm 9% tổng sản lượng và chiếm 8% tổng doanh thu ; Sản phẩm bu lông đai ốc cấp bền 4 chiếm 11% tổng sản lượng và chiếm 3% tổng doanh thu.

Để phân biệt các chủng loại hàng hoá sản phẩm của mình Nhà máy đưa ra các mức giá chênh lệch và điều kiện bảo hành sản phẩm khác nhau. Thời hạn bảo hành đối với những sản phẩm có chất lượng tốt phải cao hơn so với những loại sản phẩm thông thường, cấp thấp. Do nguồn lực hạn chế, Nhà máy không thể sản xuất tất cả các chủng loại hàng quy chế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện tại , Nhà máy sản xuất hơn 1000 chủng loại sản phẩn cũng là quá nhiều. Nhiều chủng loại

sản phẩm Nhà máy đã không còn sản xuất nữa do nhu cầu nhỏ không đáp ứng quy mô sản xuất hoặc giá thành cao không cạnh tranh được trên thị trường. Do vậy để đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng truyền thống, các khách hàng tiềm năng trong tương lai và nhu cầu thị trường đối với những sản phẩm mà nhà máy có lợi thế cạnh tranh , nhà máy cần phải xây dựng chính sách sản phẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất.

Chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng đối với công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy , cụ thể ở những lĩnh vực sau :

- Với những chính sách, định hướng rõ ràng về sản phẩm việc xác định các chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

- Khi Nhà máy có chính sách sản phẩm rõ ràng thì công tác sản xuất sẽ được chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn, năng suất lao động sẽ tăng lênđiều này rất thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất.

- Với những sản phẩm có nhu cầu nhỏ bị loại bỏ và tăng số lượng đối với những sản phẩm có nhu cầu lớn thì kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu có được thuận lợi lớn trong việc đàm phán với nhà cung cấp về giá cả và thời hạn giao hàng.

- Chính sách về sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho Nhà máy chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất tác nghiệp.

Những lý do trên chính là cơ sở của giải pháp xây dựng chính sách sản phẩm của Nhà máy Quy chế II.

Nội dung giải pháp

Sản phẩm mới

Để có cơ sở loại bỏ những sản phẩm cũ và đưa vào những sản phẩm mới , Phòng Kế toán – Tài chính tiến hành phân loại, đánh giá các mặt hàng theo các tiêu chí chất lượng, giá trị doanh thu, lợi nhuận chú trọng đến những sản phẩm mang lại hiệu quả cao, duy trì sự ổn định sản xuất kinh doanh và loại bỏ một số mặt hàng mang lại hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của Nhà máy. Việc thay đổi số lượng , chủng loại trong cơ cấu sản phẩm của nhà máy cần phải được tính toán , phân tích một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo tính đồng bộ , xác định được những sản phẩm mới có giá trị hiệu quả cao, khai thác tối ưu các nguồn lực của nhà máy vào hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất , đồng thời đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng , thị trường .

Chính sách về sản phẩm mới của Nhà máy do Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm chính xây dựng và phối hợp với các phòng chức năng thực hiện, nội dung chính gồm :

- Thông tin về sản phẩm : Phòng Kinh doanh thu thập các thông có liên quan đến sản phẩm mới như nhu cầu , các đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng, giá cả, nguồn nhập khẩu.

- Chế tạo thử sản phẩm : Phòng Kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm cho Phòng Kỹ thuật - Sản xuất để lập phương án sản xuất hàng mẫu để sử dụng thử.

- Phân tích hiệu quả kinh tế : Trên cơ sở thông tin từ khách hàng Phòng kinh doanh kết hợp cùng Phòng Tài chính - Kế toán tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của sản phẩm.

- Kiểm tra và đưa sản phẩm ra thị trường : Hàng mẫu sẽ được gửi cho khách hàng dùng thử và cho biết ký kiến về chất lượng. Nếu chất lượng đạt yêu cầu và mức giá mà khách hàng chấp nhận có thể bù đắp chi phí thì sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt.

Khác biệt hoá sản phẩm

Sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu khách quan . Vì vậy , sau khi đã đưa ra thị trường sản phẩm mới Nhà máy cần tăng cường sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm và đối phó với những sản phẩm bắt chước thông qua chính sách khác biệt hoá sản phẩm.

Do đặc tính chất đặc thù của sản phẩm hàng quy chế là theo tiêu chuẩn đã được quy định . Vì vậy để khác biệt hoá sản phẩm của mình Nhà máy lựa chon việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ bảo hành.

Để thực hiện nội dung này Phòng kinh doanh cần phải phối hợp với Phòng Kỹ thuật - Sản xuất thực hiện những nội dung chính sau :

- Chất lượng hàng hoá : Để tạo ra sự khác biệt về chất lượng phải có những giải pháp về công nghệ chế tạo và nguyên vật liệu đầu vào.

- Dịch vụ bảo hành sản phẩm : Thời hạn bảo hành đối với hàng hoá có chất lượng cao phải cao hơn so với hàng hoá cấp thấp.

Bao gói sản phẩm

Bao gói sản phẩm hàng quy chế không yêu cầu phức tạp những phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất.

Nội dung này do Phòng Kinh doanh thực hiện với nội dung chính sau :

- Thiết kế bao bì đóng gói đối với từng chủng loại sản phẩm, đối tượng khách hàng.

- Lập phương án chi phí, giá thành đóng gói. - Tham khảo ý kiến của khách hàng.

Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Nhà máy phải tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các đơn vị trong việc triển khai thực hiện chính sách sản phẩm.

- Nguồn kinh phí tài trợ cho công tác nghiên cứu & phát triển, hoạt động marketing.

- Để thực hiện thành công giải pháp này Nhà máy cần phải có các chính sách đồng bộ , cụ thể :

+ Nhà máy cần có chính sách áp dụng giá ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng để khuyến khích và định hướng khách hàng sử dụng sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn.

+ Sản phẩm của Nhà máy phải đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu.

- Khả năng về công nghệ kỹ thuật đảm bảo sản xuất hàng đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.

- Tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định với giá cạnh tranh phù hợp với việc sản xuất cho các chủng loại hàng hoá có cấp bền khác nhau.

Đánh giá giải pháp Ưu điểm

- Giải pháp có tính khả thi cao, mang lại lợi ích thiết thực.

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí dự trữ thành phẩm , tồn kho nguyên vật liệu.

- Khuyến khích, định hướng khách hàng sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao.

- Uy tín của Nhà máy được khẳng định.

Nhược điểm

- Có thể một số khách hàng không cung cấp chính xác thông tin về nhu cầu về chủng loại sản phẩm.

- Có thể mất khách hàng ở những phân đoạn thị trường cấp thấp, rất nhậy cảm về giá.

- Kết quả phân tích để lựa chọn những chủng loại sản phẩm cần giảm bớt chủ yếu là dựa trên chi tiết tiêu thụ do vậy mang tính chủ quan . Để khắc phục nhược điểm này cần nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách kỹ lưỡng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w