Để sử dụng hiệu quả thiết bị cần thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và theo dõi thiết bị như : kiểm tra độ chính xác, tra dầu, mỡ , loại bỏ các khuyết tật, kiểm tra nguyên tắc vận hành..v.v. Để thực hiện các công việc này doanh nghiệp phải thực hiện công tác sửa chữa. Nhiêm vụ của công tác sửa chữa là ngăn ngừa độ mòn của thiết bị bằng cách chăm sóc thiết bị một cách hợp lý; phục vụ và sửa chữa ở trạng thái sẵn sàng vận hành với thời gian dừng thấp nhất và chi phí cho sửa chữa, chăm sóc và theo dõi thấp nhất.
đánh giá trạng thái của thiết bị , tổ chức sửa chữa và vận hành thiết bị có ảnh hưởng có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động, đến giá thành và chất lượng sản phẩm, có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất. Thiết bị hỏng hóc là nguyên nhân phá vỡ tính ổn định của quá trình sản xuất. Chi phí cho sửa chữa chiếm khoảng 10 – 15% giá thành của thiết bị . Tỷ trọng này trong giá thành của sản phẩm cơ khí chiếm 8-10%.
Định mức sửa chữa được xác định theo thứ tự , thời gian sửa chữa, khối lượng lao động và vật tư tiêu hao cho sửa chữa. Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí tiến hành công tác sửa chữa theo kế hoạch, các định mức chủ yếu của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch là :
+ Chu kỳ giữa các lần sửa chữa là khoảng thời gian làm việc của thiết bị giữa 2 lần sửa chữa lớn liên tục liền kề nhau. Ở giai đoạn này có các sửa chữa nhỏ, sửa chữa trung bình hoặc kiểm tra thiết bị.
+ Khối lượng lao động và nguyên vật liệu phụ thuộc vào mức độ phức tạp sửa chữa của thiết bị. Độ phức tạp phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật, kết cấu của thiết bị.
+ Độ phức tạp sửa chữa cho phép xác định khối lượng lao động của nguyên công cần thiết để sửa chữa thiết bị.