- Chỉ tiêu nhu cầu về lao động L
2.5.1 Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất giai đoạn 2002 –
Khi đánh giá về chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch phải đánh giá trên hai mặt : Thứ nhất, kế hoạch có phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không; Thứ hai, kế hoạch có phù hợp với khả năng thực tế, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Như vậy , để đánh giá công tác xây dựng kế hoạch của Nhà máy quy chế II chúng ta phải xem xét hai mặt trên.
Trong bản kế hoạch sản xuất của Nhà máy Quy chế II thì hai chỉ tiêu : Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng là quan trọng nhất. Dưới đây là biểu đồ minh hoạ 2.14 tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng của Nhà máy thực hiện trong năm năm qua .
Qua biểu đồ 2.26 ta thấy chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng có mức chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch trong 5 năm cụ thể. Năm 2002 giá trị tổng sản lượng thực hiện là 4.570 triệu đồng so với kế hoạch 4.500 triệu đồng tăng 1,56%; Năm 2003 giá trị tổng sản lượng thực hiện là 5.700 triệu đồng so với kế hoạch 5.680 triệu đồng tăng 3,52% ; Năm 2004 giá trị tổng sản lượng thực hiện là 7.890 triệu đồng so với kế hoạch 7.800 triệu đồng tăng 1,15% ; Năm 2005 giá trị tổng sản lượng thực hiện là 11.830 triệu đồng so với kế hoạch 11.500 triệu đồng tăng 2,87%; Năm 2006 giá trị tổng sản lượng thực hiện là 9.280 triệu đồng so với kế hoạch điều chỉnh 9.300 ( Kế hoạch năm là 12.000 triệu đồng ) giảm 0,22% mặc dù đã điều
chỉnh kế hoạch giảm. Trong năm 2006 máy móc thiết bị của Nhà máy gặp sự cố nghiêm trọng do khai thác quá tải ở năm 2005 thời gian khắc phục lâu ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ sản xuất vì vậy tổng giá trị sản lượng không đạt kế hoạch năm mặc dù đã được điều chỉnh xuống, nhưng mức giảm không nhiều. Như vậy, giá trị tổng sản lượng kế hoạch đã được xây dựng tương đối tốt, mức sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch là nhỏ. Chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng là chỉ tiêu quan trọng nhất của kế hoạch sản xuất và là căn cứ để xây dựng các chỉ tiêu khác của kế hoạch sản xuất . Khi mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện nhỏ có nghĩa là kế hoạch sản xuất được xây dựng có căn cứ, cơ sở khoa học phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp được thể hiện trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy quy chế II trong gian đoạn từ năm 2002-2006.
Bảng 2.16 Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm giai đoạn 2002 -2006 Sản phẩm 2002 2003 2004 2005 2006 TH (Tấn) TH/KHSS(%) (Tấn)TH TH/KHSS(%) (Tấn)TH TH/KHSS(%) (Tấn)TH TH/KHSS(%) (Tấn)TH TH/KHSS(%) Bu lông 364 101,31 455 102,45 633 103,25 950 104,32 733 99,59 Đai ốc 93 100,59 115 101,23 156 102,50 233 103,20 195 97,50 Hàng nhúng kẽm 420 101,24 511 101,38 595 100,84 690 101,47 795 100,63 Hàng nhiệt luyện 295 101,56 365 104,29 463 102,88 557 101,27 670 102,83 Kéo thép 524 101,03 630 100,32 832 100,96 1334 100,45 1020 102,34
Nguồn : Báo cáo KQKD 2002-2006, Phòng Kinh doanh Nhìn vào bảng 2.22 kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm của nhà máy Quy chế II ta thấy, tình hình thực hiện gần sát với kế hoạch đề ra. Mức sai lệch ít nhất là đối với mặt hàng kéo thép 0,03%. Mức sai lệch nhiều nhất là đối với mặt hàng bu lông 4,32% , nguyên nhân là năm 2006 máy móc thiết bị của phân xưởng sản xuất chính gặp sự cố nghiêm trọng phải khắc phục trong thời gian dài, Nhà máy phải từ chối một số đơn hàng của khách hàng.
Để đạt được kết quả trên chính là nhờ sự điều chỉnh kế hoạch vào đầu quý IV hàng năm của Nhà máy. Do có sự điều chỉnh này mà kế hoạch sản xuất của Nhà máy có mức độ sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch là nhỏ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất chỉ là giải pháp tình thế có ý nghĩa về mặt hình thức đối với kế hoạch ngắn hạn, bởi vì các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy là một quá trình gồm nhiều mắt xích, hoạt động của các đơn vị trong Nhà máy và các hoạt động này có quan hệ nhân quả, mật thiết với nhau. Do vậy, khi điều chỉnh kế hoạch sản xuất thì các kế hoạch khác cũng phải được điều chỉnh theo. Nếu Nhà máy thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất thụ động như hiện nay thì sẽ có những mắt xích không thể điều chỉnh được và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Khi điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất, để giảm bớt những ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện hoàn
thành các chỉ tiêu như tổng doanh thu tiêu thụ, các khoản nộp ngân sách Nhà nước, Nhà máy căn cứ vào nhu cầu thị trường điều chỉnh tăng kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng sản xuất phụ và tăng kế hoạch gia công mua ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi tăng kế hoạch gia công , mua ngoài Nhà máy phải tốn nhiều chi phí để kiểm soát chất lượng hàng hoá gia công mua ngoài. Vì vậy , việc điều chỉnh này chỉ mang tính tạm thời , về lâu dài Nhà máy cần xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh với những giải pháp toàn diện và đồng bộ.
Như vậy, kế hoạch sản xuất được xây dựng mới chỉ phù hợp với khả năng thực tế của Nhà máy còn vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thị trường. Kế hoạch sản xuất của Nhà máy phù hợp với năng lực thực tế của Nhà máy là do sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ công nhân viên Nhà máy và việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng năm vào đầu quý IV hàng năm. Việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất thực tế của Nhà máy vào đầu quý IV là cần thiết. Tuy nhiên, khi điều chỉnh kế hoạch sản xuất Nhà máy chỉ có thể điều chỉnh được năng lực sản xuất nhưng không điều chỉnh được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, với phương pháp lập kế hoạch sản xuất như hiện nay thì kế hoạch sản xuất của Nhà máy không đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, thị trường điển hình là năm 2006 thị trường có sự tăng đột biến do các dự án xây lắp điện được triển khai nhiều, nhưng do năng lực sản xuất hạn chế trang thiết bị máy móc bị hỏng nhiều, vì vậy Nhà máy đã phải huỷ một số đơn hàng lớn. Do vậy, chất lượng xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy chưa được cao.
Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy quy chế II đã có những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Những ưu nhược điểm của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy Quy chế II sẽ được xem xét, phân tích ở những phần dưới đây .