- Phòng Kỹ thuật – sản xuất : Phòng gồm hai bộ phận chức năng chính là công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng KCS Về công nghệ sản xuất , nhiệm vụ
2.2.2 Đặc điểm về thị trường
Bu lông đai ốc là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế kể cả công nghiệp và dân dụng do những tính ưu việt, tiện lợi của nó là : tính năng lắp lẫn, có thể dùng lại, thiết bị, máy móc, kết cấu khi lắp ráp có thể tháo rời từng bộ phận vì vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi vận chuyển, đảm bảo tính mỹ thuật, chất lượng sản phẩm tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc thi công các công trình siêu trường, siêu trọng ở những địa bàn phức tạp như đồi núi, miền trung du, đồng bằng , ở ngoài khơi xa, trên sông.v.v. hoặc ở những vị trí khó thi công, lắp ráp trong các máy móc, thiết bị phức tạp.
Do những ưu điểm trên có thể thấy là thị trường các sản phẩm hàng quy chế là rất lớn , trong điều kiện hiện nay sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường . Phần lớn các sản phẩm dùng trong ngành công nghiệp như sản xuất thép, xi măng, ô tô, xe máy, chế tạo cơ khí.v.v. đòi hỏi chất lượng cao chưa có đơn vị nào sản xuất được , chủ yếu là nhập ngoại. Đối với những loại hàng không đòi hỏi chất lượng cao hoặc trung bình thì trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thị trường. Hầu hết các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia đề yêu cầu sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế , thời hạn giao hàng đúng tiến độ của dự án và giá cả phải cạnh tranh. Hiện tại Nhà nước đang có chính sách bảo hộ ngành sản xuất cơ khí trong nước , trong đó có mặt hàng quy chế với thuế suất nhập khẩu là 20 - 30% và sẽ được cắt giảm 5% mỗi năm kể từ khi Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới cho đến khi đạt mức 5%.
Đây là điều kiện thuận lợi để Nhà máy Quy chế II nói riêng và các đơn vị sản xuất hàng Quy chế nói chung có kế hoạch đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất , tăng sản lượng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ,
nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức giành thắng lợi trong cạnh tranh khi Việt nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Nhà máy Quy chế II cũng cần phải có chiến lược mở rộng thị trường sang các nước khác khi Việt nam đã là thành viên chính thức của WTO.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay, Nhà máy Quy chế II có những sản phẩm, đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng quy chế đó là : Các đơn vị sản xuất hàng quy chế trong nước, các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài vào, cụ thể :
- Những doanh nghiệp sản xuất trong nước : Một số doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân chuyên sản xuất hàng quy chế có trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh và có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề chuyên sâu như : Nhà máy quy chế Từ sơn, Nhà máy quy chế xây dựng, Công ty LIDOVIT, Công ty VINAVIT. Ngoài ra một số đơn vị khác cũng sản xuất hàng quy chế nhưng chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị đó và chủ yếu là tận dụng lợi thế của ngành có nhu cầu sử dụng nhiều bu lông đai ốc nên đã tận dụng thiết bị sẵn có như máy dập cóc, máy tiện.... để sản xuất chứ không đầu tư các thiết bị chuyên dụng , đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của mình như Nhà máy Z127 của Quân đội chuyên sản xuất cột điện , Nhà máy cơ khí Yên viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam chuyên sản xuất cột điện, Nhà máy cơ khí Đà nẵng sản xuất, cung cấp một số bu lông đai ốc chuyên dụng cho ngành đường sắt , Nhà máy Quy chế xây dựng cung cấp cho các đơn vị sản xuất kết cấu thép thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt nam, Nhà máy cơ khí ô tô Ngô Gia Tự sản xuất phục vụ cho các đơn vị trong ngành giao thông vận tải. v.v. Các khối tư nhân và cơ sở sản xuất nhỏ chủ yếu sản xuất phục vụ cho nhu cầu thị trường tự do, yêu cầu chất lượng không cao, sản phẩm không đồng bộ , chủng loại ít chủ yếu là những chủng loại thông dụng chủ yếu là phục vụ cho bán lẻ trên thị trường tự do.
Năng lực sản xuất của các đơn vị trong nước :
+ Nhà máy Quy chế Từ sơn : 1000 tấn/năm
+ Nhà máy Quy chế II : 1000 tấn/năm
+ Nhà máy Quy chế III : 2500 tấn/ năm
+ Nhà máy Z127 : 300 tấn/năm
+ Nhà máy Quy chế Xây dựng : 1000 tấn/ năm
+ Công ty Lidovit : 2000 tấn/ năm
+ Công ty Vinavit : 600 tấn/ năm
+ Công ty Tiến Cường : 800 tấn/ năm
+ Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự : 100 tấn/ năm
+ Nhà máy sản xuất bu lông ốc vít Khánh Hoà : 150 tấn/ năm
+ Nhà máy cơ khí Đà nẵng : 150 tấn/ năm
+ Các cơ sở sản xuất tư nhân : 800 tấn/ năm
- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Hiện tại có một số doanh nghiệp của đài loan có quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị hiện đại đặt tại khu công nghiệp Bình dương Như : Thread Co.Ltd. , Co – Win Co.Ltd... Sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật..một phần rất ít bán trong nuớc phục vụ việc quảng bá thương hiệu và một phần xuất vào các khu chế xuất.
- Hàng nhập khẩu : Hàng nhập khẩu có 3 nguồn cung cấp chính
+ Nhập khẩu kèm theo máy móc thiết bị của dự án : Các nhà thầu quốc tế khi tham gia và trúng thầu các dự án lớn tại Việt nam , máy móc thiết bị chính của dự án thường được cung cấp từ nước ngoài với ưu đãi về thuế vì vậy họ cũng nhập luôn bu lông đai ốc phục vụ cho công trình , số lượng bu lông đai ốc là rất lớn đặc biệt là các dự án trong ngành xi măng ( Khoảng 2000 tấn bu lông cho một nhà máy xi măng có công suất 2 triệu tấn năm ), các công trình xây dựng cầu hàng nghìn tấn
cho một cây cầu, các đừơng dây tải điện 220 KVA, 500 KVA, các dự án trong lĩnh vực dầu khí...
- Nhập khẩu theo nhu cầu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài : Các liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất kết cấu thép như : ZAMIL STEEL, HUYNDAI STEEL TOWER MANUFACTURER, BLUE SCOPE, KET , Hàn Việt...thường nhập khẩu một khối lượng lớn bu lông đai ốc phục vụ cho sản xuất vì sản phẩm của họ xuất khẩu sang các nước như ASEAN, Mỹ, Trung đông... do vậy khi nhập khẩu bu lông đai ốc được hưởng thuế suất là 0%.
- Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và nhập lậu từ Trung quốc : Hàng nhập khẩu vào Việt nam để phục vụ mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu là hàng có xuất xứ từ Trung quốc, Đài loan. Hàng nhập khẩu từ Trung quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch và nhập lậu qua biên giới, vì vậy giá thấp do trốn thuế chất lượng không bảo đảm chủ yếu phục vụ thị trường bán lẻ. Hàng nhập khẩu từ Đài loan có chất lượng cao , đảm bảo mà trong nước không sản xuất được chủ yếu cung cấp cho các đơn vị liên doanh , những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu yêu cầu chất lượng sản phẩm cao.
Do những đặc điểm về cạnh tranh trên , trong thời gian sắp tới Nhà máy Quy chế II có những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trong tương lai đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, hiện nay sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu và họ đang thực thiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường thông qua việc quảng bá sản phẩm và xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường Việt nam để nắm bắt cơ hội khi nhu cầu về bu lông đai ốc chất lượng cao ngày càng tăng tại thị trường Việt nam . Đặc biệt là khi Việt nam gia nhập WTO thì trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng quy chế từ Trung quốc, Đài loan sẽ đặt nhà máy sản xuất tại Việt nam vì các mặt hàng sản xuất tại nước họ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu sẽ bị đánh thuế nặng hơn so với hàng sản xuất tại Việt nam vì các lý do : bán phá giá, giảm cán kênh thương mại.v.v. Vì
vậy để nắm bắt được cơ hội , vượt qua thách thức và giành thắng lợi trong cạnh trạnh, Nhà máy Quy chế II cần phải nghiên cứu kỹ thị trường , để từ đó có những căn cứ chính xác cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy và phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược của Nhà máy . Trên cơ sở đó xây dựng những kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, kế hoạch đổi mới kỹ thuật công nghệ , kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ... để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.