- Phòng Kỹ thuật – sản xuất : Phòng gồm hai bộ phận chức năng chính là công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng KCS Về công nghệ sản xuất , nhiệm vụ
2.2.6 Đặc điểm về tài chính và nguồn vốn của nhà máy
Qua bảng 2.6 ta thấy, nguyên giá tài sản cố định tăng lên qua các năm . Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1% ( tương ứng là 35 Triệu đồng ) là do Nhà máy
mua thêm một số trang thiết bị văn phòng nhằm cải thiện điều kiện làm việc. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 21% ( tương ứng là 610 Triệu đồng ), Nhà máy đã trích từ nguồn khấu hao và quỹ phát triển sản xuất để trang bị thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất ở các phân xưởng ơ điện, phan xưởng nhiệt luyện, phân xưởng kéo thép ; Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 5% ( tương ứng là 35 Triệu đồng ) là do một số tài sản cố định của Nhà máy hư hỏng không thể sử dụng được phải bán thanh lý . Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8% ( tương ứng là 272 triệu đồng ) là do Nhà máy trang bị thêm một số thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Phân xưởng cơ điện để sản xuất bu lông móng cho một số liên doanh xuất khẩu hàng ra nước ngoài.
Bảng 2.6 Báo cáo tài chính của Nhà máy giai đoạn 2002 – 2006
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 (Triệu đ) Giá trị (Triệu đ) SS(%) 03/02 Giá trị (Triệu đ) SS(%) 04/03 Giá trị (Triệu đ) SS(%) 05/04 Giá trị (Triệu đ) SS(%) 06/05 1.Nguyên giá TSCĐ Tr đó : Vốn Ngân sách 2.866 1.661 2.901 1.661 101 3.511 2.691 121 3.340 2.544 95 3.612 2.544 108
2.Khấu hao cơ bản 1.688 1.788 106 2.663 149 2.754 103 2.977 108
3.Giá trị còn lại 1.178 1.113 94 848 76 586 69 635 108 4.Vốn cố định 1.178 1.113 94 848 76 586 69 635 108 5. Vốn lưu động 4.341 4.370 101 6.562 150 12.976 198 11.666 90 6. Tổng vốn kinh doanh 5.519 5.483 99 7.410 135 13.563 183 12.301 91 7. Tổng số nợ phải thu Tr đó : Nợ khó đòi 2.15625 1.87810 87 3.77210 201 5.5800 148 7.8720 141 8. Tổng số nợ phải trả 3.636 3.592 99 5.454 152 11.121 204 9.482 85
9. Lợi nhuận phát sinh 2,7 6,7 248 185 2.761 528 285 699 132
10.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 0,049 0,12 2,5 3,89 5,68
Nguồn : Báo cáo tài chính 2002-2006,Phòng Tài chính – Kế toán
Tổng số nợ phải thu của Nhà máy tăng lên rất cao và ở mức báo động vì tổng số nợ phải thu cao hơn tổng vốn kinh doanh đặc biệt vào các năm 2005 và 2006. Nguyên nhân của số nợ phải thu tăng là doanh thu của nhà máy tăng và Nhà máy sản xuất hàng cung cấp cho các đơn vị xây lắp điện lực thực hiện các dự án lớn, trọng điểm của quốc gia do thời gian quyết toán các công trình này kéo dài , tiến độ giải ngân chậm , vì vậy Nhà máy bị chiếm dụng vốn lâu. Tuy nhiên , số nợ khó đòi chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không còn trong năm 2005, 2006 đây là tín hiệu đáng mừng.
Tổng số nợ phải trả của nhà máy tăng lên qua các năm . Tổng số nợ phải trả năm 2003 giảm 1% so với năm 2002. Tổng số nợ phải trả năm 2004 tăng 52% so với năm 2003( tương ứng 1.862 triệu đồng ). Tổng số nợ phải trả năm 2005 tăng 104% so với năm 2004( tương ứng 5.667 triệu đồng ). Tổng số nợ phải trả năm 2006 giảm 15% so với năm 2005( tương ứng 1.639 triệu đồng ). Tổng số nợ phải trả của Nhà máy tăng dần qua các năm , đây là dấu hiệu không tốt vì phần lớn nợ phải trả của Nhà máy là do Công ty cung cấp trực tiếp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của Nhà máy , chỉ có một số lượng rất ít trong tổng số nợ phải trả của Nhà máy là chiếm dụng của các nhà cung cấp khác. Do bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn nên nợ phải trả của Nhà máy đối với công ty tăng, vì vậy Công ty đã yêu cầu Nhà máy phải áp dụng các biện pháp thu hồi nợ để giảm nợ phải trả đối với Công ty và kết quản là nợ phải trả năm 2006 giảm 15 % so với năm 2005.
Trong những năm qua tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy luôn tăng , vì vậy trong ngắn hạn là tốt nhưng trong dài hạn thì không tốt . Tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy tăng dần qua các năm , năm 2002 là 0,049, năm 2003 là 0,12, năm 2004 là 2,5, năm 2005 là 3,89 và năm 2006 là 5,68 là do Nhà máy triệt để việc tận dụng khai thác công suất của thiết bị, máy móc và không đầu tư cho phát triển vì vậy tỷ suất lợi nhuận trong ngắn hạn cao nhưng trong dài hạn thì chất lượng tăng trưởng không bền vững.
Về cơ cấu vốn của Nhà máy , tổng vốn kinh doanh của Nhà máy gồm vốn lưu động ( VLĐ ) và vốn cố định ( VCĐ ). Tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động năm 2002 là VLĐ 78,64% tương ứng là 4.341 triệu đồng, VCĐ 21,36% tương ứng là 1.178 triệu đồng. Tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động năm 2003 là VLĐ 79,71% tương ứng là 4.730 triệu đồng, VCĐ 20,29% tương ứng là 1.113 triệu đồng. Tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động năm 2004 là VLĐ 88,56% tương ứng là 6.562 triệu đồng, VCĐ 11,44% tương ứng là 848 triệu đồng. Tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động năm 2005 là VLĐ 95,67% tương ứng là 12.976 triệu đồng,
VCĐ 4,33% tương ứng là 586 triệu đồng. Tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động năm 2006 là VLĐ 94,83% tương ứng là 11.666 triệu đồng, VCĐ 5,17% tương ứng là 635 triệu đồng. Tỷ lệ vốn lưu động tăng dần qua các năm là tín hiệu đáng mừng, do tài sản cố định đã khấu hao hết. Mặt khác tỷ lệ giữa vốn lưu động và vốn cố định trên tỷ lệ vốn kinh doanh của Nhà máy là không hợp lý đối với một đơn vị sản xuất công nghiệp.
Về huy động vốn, ngoài vốn Nhà nước cấp , Nhà máy còn huy động vốn từ những hình thức khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Nhà máy đã huy động từ vốn vay ngân hàng, từ Công ty Cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp là đơn vị chủ quản, từ các khách hàng truyền thống. Ngoài ra , một nguồn huy động vốn rất quan trọng và hiệu quả của Nhà máy cho sản xuất kinh doanh là huy động vốn từ cán bộ công nhân viên nhà máy thông qua hình thức trích từ lợi nhuận hàng năm, từ các quỹ khen thưởng, phúc lợi để lập các sổ huy động vốn của cán bộ công nhân viên nhà máy, mức và tỷ lệ trích được thống nhất giữa ban giám đốc và công đoàn Nhà máy. Đồng thời Nhà máy cũng kêu gọi cán bộ công nhân viên và người nhà CBCNV góp vốn bằng tiền đồng Việt nam và đô la Mỹ với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng từ 2 đến 3%/năm. Số vốn huy động từ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng chiếm khoảng 20% số vốn huy động của Nhà máy. Đây là thực sự là cách huy động vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo thêm sự gắn bó, tin tưởng của người lao động vào nhà máy , trong những năm tới Nhà máy sẽ đạt được những kết quả tốt hơn nữa.
Tóm lại, tình hình tài chính hiện tại của Nhà máy nói chung tương đối là khả quan. Tuy nhiên , Nhà máy cần phải luôn phân tích, nắm rõ các chỉ tiêu tài chính để có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh tế. các lĩnh vực Nhà máy cần dặc biệt quan tâm chú ý là nợ phải thu, giảm thiểu tối đa việc khách hàng chiếm dụng vốn , cần thu hồi vốn nhanh để trả ngân hàng thì mới tạo được uy tín khi vay tiền vì lượng vốn kinh doanh của nhà máy chủ yếu là đi vay
ngân hàng. Đồng thời Nhà máy cũng cần xác định rõ tổng vốn kinh doanh cần thiết trong đó tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý và khả năng huy động thêm là bao nhiêu để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất tạo sự phát triển bền vững trong dài hạn . Từ đó làm căn cứ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất .